Phải làm gì khi trẻ em bị ngộ độc thức ăn?

Ngộ độc thực phẩm nếu không được điều trị đúng cách có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, đặc biệt là ở trẻ em có sức đề kháng yếu. Biết cách phòng tránh sẽ giúp giảm thiểu rủi ro đồng thời giúp người bị ngộ độc thực phẩm nhanh chóng hồi phục. Vậy phải làm gì khi trẻ em bị ngộ độc thức ăn?

Phải làm gì khi trẻ em bị ngộ độc thức ăn? Phải làm gì khi trẻ em bị ngộ độc thức ăn?

Ngộ độc thực phẩm nếu không được điều trị đúng cách có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, đặc biệt là ở trẻ em có sức đề kháng yếu. Biết cách phòng tránh sẽ giúp giảm thiểu rủi ro đồng thời giúp người bị ngộ độc thực phẩm nhanh chóng hồi phục. Vậy phải làm gì khi trẻ em bị ngộ độc thức ăn?

Nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn ở trẻ

Nguyên nhân chủ yếu gây ngộ độc thực phẩm đó chính là đồ ăn, nước uống bị nhiễm độc có thể là do nhiễm vi sinh vật; do các chất phẩm màu, hóa chất độc hại trong quá trình chế biến, bảo quản thực phẩm; do không vệ sinh sạch sẽ thực phẩm trước khi nấu cũng như nấu thực phẩm chưa chín...

Triệu chứng thường gặp khi trẻ bị ngộ độc thức ăn

Ngộ độc thực phẩm thường biểu hiện sau một vài giờ hay một vài ngày sau khi trẻ ăn hay uống thực phẩm nào đó. Khi trẻ em bị ngộ độc thức ăn thường có các triệu chứng như buồn nôn, nôn ngay sau đó, đau bụng, tiêu chảy, sốt cao trên 38 độ C, khô miệng, mắt trũng, thở nhanh, mệt lả, có thể co giật... Khi trẻ bị nôn nhiều, đi ngoài nhiều sẽ khiến cơ thể mất nước và điện giải, trong trường hợp này sẽ rất nguy hiểm có thể dẫn đến sốc nhiễm khuẩn do virus gây ra, gây nguy hiểm đến tính mạng.

>>> Xem thêm: Ngộ độc thực phẩm là gì?
vicare.vn-phai-lam-gi-khi-tre-em-bi-ngo-doc-thuc-an-body-1

Trẻ sẽ có triệu chứng nôn trớ ngay sau khi ăn thức ăn có chứa độc tố.

Phải làm gì khi trẻ em bị ngộ độc thức ăn?

Trong trường hợp trẻ em bị ngộ độc thức ăn, nếu biết cách xử lý ngay khi trẻ có các biểu hiện kể trên thì sẽ cải thiện tình trạng cho trẻ. Dưới đây là những việc cần làm khi trẻ bị ngộ độc thức ăn:

Cần bù nước và điện giải cho trẻ

Do khi bị ngộ độc, trẻ sẽ nôn và tiêu chảy nhiều lần, gây mất nước và chất điện giải chính vì vậy việc cần thiết phải làm lúc này là bù nước và điện giải. Phụ huynh có thể mua oresol tại hiệu thuốc, cần sử dụng đúng liều lượng theo hướng dẫn, không nên vì lo trẻ mất nhiều nước mà pha quá mức, cho trẻ uống quá nhiều cùng 1 lúc. Trong trường hợp trẻ bị nôn ngay sau khi uống oresol thì cần dừng lại trong khoảng 10 phút và cho uống lại. Nếu sau đó trẻ vẫn nôn và đi ngoài nhiều thì các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện để truyền dịch cho trẻ, tránh để lâu dài khiến cơ thể mất nước trầm trọng sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.

Chế độ ăn cho trẻ

Nên cho trẻ ăn các loại thức ăn mềm như cháo, súp, đồ ăn loãng và dễ tiêu hóa để cơ thể trẻ nhanh chóng phục hồi trở lại.

vicare.vn-phai-lam-gi-khi-tre-em-bi-ngo-doc-thuc-an-body-2

Điều chỉnh tư thế

Việc điều chỉnh tư thế cho trẻ khi bị nôn rất quan trọng. Khi trẻ bị nôn trong tư thế nằm (vì quá mệt), nếu không nghiêng đầu trẻ sang một bên có thể khiến trẻ bị sặc lên mũi, và xuống phổi rất nguy hiểm. Trường hợp trẻ bị sặc, cần phải dùng miệng để hút ra để giúp trẻ dễ thở hơn.

Không cho trẻ uống thuốc cầm tiêu chảy

Việc cho trẻ uống thuốc cầm tiêu chảy sẽ khiến các vi khuẩn, cũng như độc tố trong thực phẩm tồn đọng lại trong hệ tiêu hóa. Từ đó có thể khiến trẻ bị đau bụng, đầy hơi, chướng bụng rất khó chịu.

Thường xuyên theo dõi khi trẻ em bị ngộ độc thức ăn để nhanh chóng điều trị và đưa trẻ đến bệnh viện khám để tránh bệnh nặng nguy hiểm đến tính mạng. Hi vọng với những thông tin về cách xử lý khi trẻ bị ngộ độc thức ăn mà HoiBenh cung cấp, các bậc phụ huynh có thể trang bị đầy đủ những kiến thức để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và có cách xử lý đúng đắn nhất.
>>> Xem thêm: Cách xử lý ngộ độc thực phẩm nhẹ bạn nên biết