Phải làm gì khi mắc bệnh Lupus ban đỏ hệ thống?

Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống là loại bệnh rất nguy hiểm và gây ra nhiều biến chứng xấu lên toàn bộ cơ thể người bệnh. Bệnh thuộc dạng bệnh tự miễn mạn tính, cho đến hiện tại vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh. Bệnh nhân mắc Lupus băn khoăn, không biết phải làm gì khi mắc bệnh Lupus ban đỏ hệ thống? Hãy cùng HoiBenh đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Phải làm gì khi mắc bệnh Lupus ban đỏ hệ thống? Phải làm gì khi mắc bệnh Lupus ban đỏ hệ thống?

Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống là bệnh gì?

Lupus ban đỏ hệ thống thường được gọi đơn giản là bệnh Lupus - một dạng bệnh tự miễn mạn tính, không rõ nguyên nhân, gây tổn thương hầu hết đến các hệ cơ quan trong cơ thể và có thể đe dọa tính mạng người bệnh.

Ở người bệnh Lupus ban đỏ hệ thống, hệ miễn dịch hoạt động trái ngược với mục đích ban đầu của nó. Không những không giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của các tác nhân gây hại, lại còn tự sản sinh kháng thể chống lại cơ thể bằng cách gây tổn thương các cơ quan.

Như đã nói, nguyên nhân gây bệnh chính thức không được biết rõ nhưng theo nhiều nghiên cứu y khoa cho thấy có 3 yếu tố đáng nghi ngờ nhất là:

  • Di truyền: Người trong cùng một gia đình nếu có ai đó đã từng bị mắc bệnh Lupus ban đỏ hệ thống thì nguy cơ thành viện nào đó sẽ mắc bệnh cao gấp 20 lần so với người thường.
  • Môi trường: Do nhiễm khuẩn, tiếp xúc với hoá chất, ánh nắng mặt trời...

vicare.vn-phai-lam-gi-khi-mac-benh-lupus-ban-do-he-thong-body-1

  • Nội tiết: Bệnh gặp chủ yếu ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và trong thời kỳ mang thai bệnh thường nặng lên.

Các triệu chứng của bệnh có thể xuất hiện từ từ hoặc đột ngột sau nhiều tháng hoặc nhiều năm. Các triệu chứng cũng hết sức đa dạng và phụ thuộc hoàn toàn vào cơ quan nào trong cơ thể bị tấn công. Tuy nhiên, sự xuất hiện ban đỏ hình cánh bướm trên mặt là dấu hiệu đặc trưng nhất của bệnh

Trong giai đoạn đầu của bệnh, các triệu chứng thường mơ hồ và giống với nhiều bệnh lý khác. Những tổn thương nội tạng như ở tim (tràn dịch màng tim, viêm cơ tim), ở phổi (tràn dịch màng phổi, viêm phổi), ở thận (viêm cầu thận), ở hệ thần kinh (co giật, rối loạn tâm thần), ở hệ tạo máu (thiếu máu, xuất huyết) thường xuất hiện trong giai đoạn toàn phát của bệnh.

Người bệnh phải làm gì khi mắc bệnh Lupus ban đỏ hệ thống? Điều này tập trung chủ yếu vào chế độ ăn uống và phương pháp điều trị của bênh.

Chế độ ăn uống với người bị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống

1. Thực phẩm nên sử dụng

  • Rau xanh và trái cây: Đây là nguồn cung cấp tuyệt vời các vitamin, khoáng chất, chất xơ... rất tốt cho bệnh nhân trong việc tăng sức đề kháng nguyên gốc cho cơ thể
  • Thực phẩm giàu canxi và vitamin D: Một số loại thuốc giúp điều trị lupus ban đỏ có thể làm tăng nguy cơ loãng xương. Vì thế, người bệnh cần bổ sung vào chế độ ăn các loại thực phẩm chứa nhiều canxi và vitamin D như sữa, pho mát, sữa chua... để ngăn ngừa nguy cơ loãng xương, giúp xương chắc khỏe.
  • Ngũ cốc nguyên hạt và lúa mì: Là nguồn cung cấp dồi dào chất xơ, giúp ngăn ngừa táo bón và làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
  • Thực phẩm giàu Protein và ít béo: Cá, thịt gà và đậu là những loại thực phẩm điển hình trong việc sở hữu giàu protein mà ít chất béo giúp trái tim khỏe mạnh.
  • Nước: Người bệnh Lupus ban đỏ cũng nên bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể ít nhất 1,5 - 2 lít mỗi ngày.

vicare.vn-phai-lam-gi-khi-mac-benh-lupus-ban-do-he-thong-body-2

2. Thực phẩm không nên ăn

  • Đồ chứa nhiều chất béo: Đồ chiên rán, thức ăn nhanh, đồ ăn làm từ bơ, dầu... là những loại thực phẩm giàu chất béo, không tốt cho người bị Lupus ban đỏ. Ăn quá nhiều loại thực phẩm này làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ và đái tháo đường.
  • Đồ có chứa chất caffeine: Người bị Lupus ban đỏ nên loại bỏ những loại đồ uống chứa nhiều caffeine như cà phê, trà, đồ uống có gas, nước tăng lực... Những loại đồ uống này sẽ làm cơ thể giảm hấp thụ sắt, gây ra bệnh thiếu máu - một biến chứng thường gặp của bệnh Lupus ban đỏ.

  • Hạn chế ăn muối: Người bệnh cần cắt giảm lượng muối trong chế độ ăn hàng ngày để tránh nguy cơ bị tăng huyết áp và bệnh tim mạch.
  • Tránh xa rượu: Rượu có thể phản ứng với thuốc mà bệnh nhân đang dùng khiến gây ra những biến chứng nguy hiểm như chảy máu hoặc loét dạ dày.
  • Rau mùi, cần tây: Đây là 2 loại rau đặc biệt mà bệnh nhân Lupus ban đỏ nên tránh vì sẽ khiến hiện hiện tượng dị ứng ánh sáng xảy ra. Vùng da bị dị ứng sẽ bị tổn thương ngày càng nặng.
  • Tránh những thực phẩm có tính ấm nóng: Điển hình là thịt dê, thịt chó, thịt nai, quả nhãn, quả vải... Bệnh Lupus ban đỏ khiến bệnh nhân có hiện tượng dương thịnh âm suy, nếu ăn những thực phẩm nóng ấm sẽ khiến cho các triệu chứng nóng trong của bệnh nhân ngày càng nghiêm trọng.

vicare.vn-phai-lam-gi-khi-mac-benh-lupus-ban-do-he-thong-body-3

Phương pháp điều trị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống

1. Hỗ trợ điều trị bằng thuốc

- Cyclophosphamid (endoxan) làm giảm triệu chứng protein niệu, giảm creatinin máu, cải thiện các triệu chứng về thận.

- Cyclosporin A ức chế chọn lọc trên tế bào lympho T, cải thiện tổn thương nội tạng, đặc biệt là thận.

- Methotrexat làm giảm các tổn thương ở khớp, da, niêm mạc.

- Mecophenolatmofetyl làm giảm hầu hết các triệu chứng nặng, đặc biệt là các tổn thương ở thận, có tác dụng ngay khi các thuốc khác không đáp ứng. Tác dụng phụ rất ít và nhẹ.

- Thalidomid có hiệu quả khi bị các tổn thương da dai dẳng mà các thuốc khác không đáp ứng.

- Dapson (diaminodiphenylsulfon) có hiệu quả tốt với các tổn thương da, loét miệng, giảm tiểu cầu, bạch cầu. Chỉ dùng cho người có tổn thương da và máu khi không đáp ứng với các thuốc khác.

- Thuốc Glucocorticoid:

  • Glucocorticoid có tác dụng làm giảm lympho bào, giảm bạch cầu đơn nhân, giảm sự đáp ứng của lympho bào T với interleukin-1, ức chế tăng sinh lympho bào B, làm giảm sinh ra gbulobin miễn dịch (IgG), tạo ra nhân tố hoại tử khối u cytokin, ức chế interferon và TNF, kết quả cuối cùng là giảm viêm và ức chế miễn dịch.
  • Tùy tình trạng bệnh mà thay đổi liều, dạng dùng hay cách phối hợp thuốc. Tuy nhiên, do thuốc gây ức chế miễn dịch nên làm cho người bệnh giảm sức đề kháng, dễ bị nhiễm khuẩn, biến chứng nhiễm khuẩn nặng có thể tử vong. Có thể gây động kinh, cơn trầm cảm, loạn thần kinh cấp, đau khớp cơ, viêm tụy, loét và xuất huyết đường tiêu hóa... Chỉ dùng phương pháp này khi bệnh gây các tổn thương nội tạng nặng (phổi, thận, tim mạch, máu...) như tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng tim...

Nói chung, đối với các thuốc ức chế miễn dịch thường làm cho người bệnh giảm sức đề kháng, cơ thể dễ nhiễm khuẩn. Việc chọn lựa thuốc căn cứ vào hiệu quả cải thiện triệu chứng với từng cơ quan tổ chức. Đồng thời căn cứ vào độ độc, lúc dùng cần chú ý làm giảm bớt độ độc bằng cách dùng liều vừa đủ, khi bệnh ổn định thì chuyển sang dùng một loại nhẹ, ít độc hơn.

Hiện trên thị trường có nhiều dạng thuốc mới giúp cho kết quả điều trị Lupus ban đỏ hệ thống tiến bộ nhiều so với trước. Nhưng do thuốc có tính độc, khó dùng trên cơ địa khá phức tạp nên phải thận trọng, dù là bất cứ cách dùng nào cũng nhất thiết phải có sự chỉ định của thầy thuốc.

2. Có một chế độ dinh dưỡng hợp lý

Chú ý bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu, các vitamin và chất khoáng giúp hạn chế tác dụng phụ của các thuốc hỗ trợ điều trị, hạn chế biến chứng trên các cơ quan như tim, thận...

  • Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin (B, C, D). Đặc biệt là vitamin D vì nó đóng vai trò lớn trong việc giảm nguy cơ mắc các bệnh về xương gây ra do tác dụng của thuốc. Các thực phẩm giàu vitamin D là trứng, sữa, bơ, dầu cá...
  • Bổ sung các thực phẩm giàu canxi như: sữa, phô mai, củ cải... nhằm hạn chế tác dụng phụ của thuốc lên xương.
  • Bổ sung các thức ăn giàu kali như các loại trái cây, bông cải xanh... để hạn chế những biến chứng liên quan đến tim.
  • Hạn chế chất béo và thức ăn chứa nhiều cholesterol như: đồ chiên xào, mỡ động vật, nội tạng động vật... Bởi chúng có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống chữa ở đâu?

Có rất nhiều bệnh nhân đặt câu hỏi đến bác sĩ HoiBenh: Bệnh lupus ban đỏ hệ thống chữa ở đâu, hãy tham khảo ngay một số địa chỉ uy tín dưới đây:

Tại Hà Nội

Bệnh viện Da liễu Trung ương

Địa chỉ: 15A Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 024 3222 2944

Lịch làm việc: thứ hai - chủ nhật: từ 6h00 - 12h00 và từ 13h30 - 16h30

Bệnh viện Da liễu Trung ương là cơ sở y tế hạng I trực thuộc Bộ y tế. Ngay từ khi mới thành lập, Bệnh viện Da liễu Trung ương đã trở thành chuyên khoa đầu ngành trong khám và điều trị các bệnh về da liễu. Bệnh viện là địa chỉ khám chữa bệnh uy tín được nhiều bệnh nhân ở Hà Nội và các khu vực lân cận tin tưởng, lựa chọn. Nơi đây tập trung nhiều giáo sư, thạc sĩ, bác sĩ da liễu có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao đứng đầu cả nước, có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề và vô cùng tâm huyết, ân cần với người bệnh. Vì vậy, các dịch vụ khám chữa bệnh tại đây luôn được đảm bảo về hiệu quả và chất lượng. Giúp bệnh nhân có thể an tâm tới điều trị

vicare.vn-phai-lam-gi-khi-mac-benh-lupus-ban-do-he-thong-body-4

Khoa Miễn dịch dị ứng - Bệnh viện Bạch Mai

Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 024 3869 3731

Lịch làm việc: từ Thứ hai - Thứ bảy: từ 06:00 - 12:00 và từ 13:30 - 18:00

Không chỉ sở hữu đội ngũ y bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm và chuyên môn nghiệp vụ. Khoa miễn dịch dị ứng của bệnh viện Bạch Mai còn là nơi được áp dụng các máy móc kỹ thuật cao trong điều trị nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu khám chữa bệnh của người dân như: Laser CO2, Plasma, chăm sóc da bằng sản phẩm từ tế bào gốc, phòng xét nghiệm chuyên khoa. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn đây là nơi điều trị bệnh Lupus ban đỏ của mình.

Tại TP. Hồ Chí Minh

Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0283 8554 269

Địa chỉ:

  • Cơ sở 1: Đa khoa - 215 Hồng Bàng, phường 11, quận 5,TP HCM
  • Cơ sở 2: Đa khoa - 201 Nguyễn Chí Thanh, quận 5, TP HCM

  • Cơ sở 3: Y học Cổ truyền - 21B Hoàng Văn Thụ, quận Phú Nhuận, TP HCM

Đi vào hoạt động từ năm 2000, bệnh viện Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh đã được đầu tư đồng bộ các trang thiết bị hiện đại từ nước ngoài, nhằm đảm bảo quá trình khám chữa bệnh được diễn ra hiệu quả nhất. Với đội ngũ chuyên gia là những Giáo sư, Bác sĩ giỏi, có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, các phòng điều trị có hệ thống máy móc hiện đại và đầy đủ tiện nghi. Bệnh viện đã và đang áp dụng những phương pháp mới trong chẩn đoán và điều trị nhằm rút ngắn thời gian điều trị và đem lại hiệu quả khám chữa bệnh cho bệnh nhân.

vicare.vn-phai-lam-gi-khi-mac-benh-lupus-ban-do-he-thong-body-5

Bệnh viện Nhân dân 115

Địa chỉ: 818 Sư Vạn Hạnh, phường 12, quận 10, TP HCM

Điện thoại: 0283 8650 969

Với đội ngũ y bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, cùng với hệ thống trang thiết bị y tế tiên tiến hiện đại, Bệnh viện Nhân dân 115 là địa chỉ uy tín về thăm khám và điều trị các bệnh da liễu. Đặc biệt khoa da liễu của bệnh viện còn kết hợp với các khoa khác như khoa xương khớp, khoa thần kinh, khoa tim mạch,... để quá trình điều trị bệnh Lupus ban đỏ được diễn ra hiệu quả nhất.

Qua bài viết này, bạn đã biết phải làm gì khi mắc bệnh Lupus ban đỏ hệ thống rồi chứ? Hãy thực hiện tốt chế độ ăn uống cũng như tích cực điều trị theo phương thuốc của bác sĩ, nhờ đó mà tình trạng bệnh sẽ được hạn chế tối đa và được kiểm soát triệt để. Chúc bạn luôn mạnh khỏe.

Trầm Hương