PGS.TS Nguyễn Huy Nga: Người đứng xem đám cháy dễ hít phải khí độc

PGS.TS Nguyễn Huy Nga cho biết nếu hít phải các khí sinh ra từ đám cháy có thể ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn, hệ hô hấp hay hệ miễn dịch của con người.

PGS.TS Nguyễn Huy Nga: Người đứng xem đám cháy dễ hít phải khí độc PGS.TS Nguyễn Huy Nga: Người đứng xem đám cháy dễ hít phải khí độc

Gần đây có rất nhiều vụ hỏa hoạn xảy ra tại các quán karaoke, khiến nhiều người quan tâm. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tử vong từ các tai nạn trên là do hít phải khói, lượng lớn cacbon monoxit (CO) thải ra trong đám cháy. Trao đổi về vấn đền này, TTƯT.PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý môi trường, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết trong trường hợp này, không chỉ ảnh hưởng đến tính mạng của nạn nhân trong hỏa hoạn, mà với những người đứng xem đám cháy cũng dễ bị hít phải khí độc.

Đám cháy sinh ra nhiều chất độc nguy hiểm

Thông thường các vật liệu trong các quán karaoke thường làm bằng các vật liệu xốp, dễ cháy, có nhiều hóa chất độc hại, khi cháy sẽ giải phóng ra các hóa chất đó rất có hại cho sức khỏe. Bên cạnh đó khi lửa cháy sẽ sinh ra nhiều khí CO, NO2.

xem_chay

CO là một loại khí độc không màu, không mùi, không vị. Ban đầu, khí CO không gây khó chịu nên rất khó phát hiện. Đây là sản phẩm của quá trình đốt cháy không hoàn toàn các hợp chất hữu cơ do thiếu nguồn oxy cung cấp. Khi bị ngộ độc CO ở nồng độ thấp, nạn nhân có các triệu chứng chóng mặt, đau đầu; tiếp xúc với nồng độ lớn hơn có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương và tim mạch, từ đó dẫn đến tử vong. Khi đi vào trong cơ thể người, khí CO kết hợp với hemoglobin trong máu tạo thành cacboxy hemoglobin (HbCO). Chất này ngăn chặn quá trình giải phóng oxy trong tế bào, làm giảm khả năng vận chuyển oxy của máu, dẫn đến tình trạng thiếu oxy.

Còn nói về khí NO2, PGS.TS Nguyễn Huy Nga cho biết đây là chất có thể ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn, hệ hô hấp hay hệ miễn dịch của con người, kể cả ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe nếu như hít phải.

Đứng xem đám cháy cũng có thể hít phải khí độc

Theo PGS.TS Nguyễn Huy Nga, các khí CO và NO2 sinh ra từ đám cháy có khả năng phát tán rất lớn, khi có hỏa hoạn xảy ra thì tất cả những khu vực lân cận đều có nguy cơ bị ảnh hưởng nếu như hít phải các chất này. Đặc biệt là những người dân hiếu kỳ, đứng xem đám cháy cũng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe như cơ quan hô hấp, nếu hít phải nồng độ cao sẽ ảnh hưởng tới hệ tuần hoàn nhất là ở người lớn tuổi, người bị bệnh tim mạch...

huy_nga

Vì vậy theo như khuyến cáo, tuyệt đối không nên đứng gần các đám cháy hoặc nếu nạn nhân có mặt tại đám cháy có thể sử dụng khăn, vải thấm nước bịt mũi để lọc không khí khi thở. Để bảo vệ được cơ quan hô hấp không bị ảnh hưởng một cách tối đa.

Nguồn: Sức khỏe và đời sống