Ốm nghén không ăn được có ảnh hưởng đến thai nhi?

Khi mang thai thường hay bị ốm nghén trong những tháng đầu của thai kỳ. Tình trạng ốm nghén không ăn được thường đi kèm với nôn, buồn nôn,... nếu tiến triển nặng có thể làm cho thai phụ gầy yếu, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Ốm nghén không ăn được có ảnh hưởng đến thai nhi? Ốm nghén không ăn được có ảnh hưởng đến thai nhi?

Ốm nghén không ăn được có ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, phụ nữ thường hay gặp tình trạng ốm nghén. Ốm nghén thường đi kèm với các biểu hiện nôn, buồn nôn, chán ăn, sợ nhiều mùi, cơ thể mệt mỏi, bỏ bữa...Nôn ói nhiều có thể khiến mẹ bầu không thể tiêu hóa được thức ăn, ăn vào lại nôn ra dẫn đến cơ thể bị mất nước nhiều, cơ thể mẹ bị mệt mỏi, suy nhược, không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho thai nhi. Tình trạng này không gây hại cho thai nhi nhưng nếu để lâu có thể gây suy dưỡng bào thai, thậm chí là sẩy thai.

Các triệu chứng này thường xuất hiện vào buổi sáng, đôi khi xảy ra cả ngày ở một số thai phụ. Tình trạng này sẽ giảm dần khi hết 3 tháng đầu thai kỳ, bà mẹ có thể sẽ cảm thấy dễ chịu hơn ở những tháng sau.

vicare.vn-om-nghen-khong-an-duoc-co-anh-huong-den-thai-nhi-body-1

Những yếu tố nguy cơ làm tăng tình trạng ốm nghén là gì?

Hiện nay nguyên nhân gây chứng nôn nghén vẫn chưa rõ. Hormon HCG bài tiết trong quá trình mang thai có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Một số những yếu tố nguy cơ làm tăng tình trạng này là:

  • Mang song thai, đa thai.
  • Có tiền sử ốm nghén.
  • Đau nửa đầu kèm theo buồn nôn và nôn nặng.

Làm thế nào để giảm triệu chứng ốm nghén?

Tình trạng ốm nghén không nên để lâu vì những nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi như đã nêu trên. Thai phụ có thể nằm viện từ 24h-48h để phục hồi cân bằng điện giải, tránh để tình trạng này kéo dài quá lâu khiến người mẹ mệt mỏi.Tình trạng này nói chung sẽ không ảnh hưởng tới em bé ngay cả khi mẹ phải điều trị y tế. Bạn nên đến bệnh viện ngay khi gặp những có những biểu hiện sau:

  • Không ăn được, bị nôn nhiều lần hơn 4-5 lần/ngày.
  • Ăn bất kỳ thứ gì cũng nôn.
  • Bạn cảm thấy vô cùng mệt mỏi, sụt cân.
  • Nôn thấy có máu.

Có những biện pháp nào để giảm tình trạng ốm nghén trong thai kỳ?

Để làm giảm các triệu chứng ốm nghén, đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi. Mẹ bầu có thể tham khảo một số cách sau:

  • Ăn nhiều bữa trong ngày, nên ăn khi bạn cảm thấy ít các triệu chứng ốm nghén nhất.
  • Trước khi đi ngủ nên ăn nhẹ, uống một ly sữa nóng sẽ làm cho bạn ngủ ngon hơn do sữa trung hòa axit trong dạ dày làm giảm các triệu chứng buồn nôn.
    Bạn nên uống nhiều nước, ăn các loại thức ăn mềm, lỏng dễ tiêu hóa như: sữa chua, trái cây hoặc súp lạnh, các loại ngũ cốc kèm sữa ít béo.
  • Khi buồn nôn bạn nên ngửi chanh tươi hoặc nhấm nháp một cốc nước lọc có thả vài lát chanh tươi.
  • Ngủ bất cứ lúc nào cảm thấy buồn ngủ. Nghỉ ngơi thư giãn, tránh stress.
  • Nên sử dụng các loại sản phẩm từ gừng như kẹo gừng, trà gừng, thậm chí là gừng tươi đun sôi pha với mật ong.

Tránh sử dụng những thực phẩm có hương vị mạnh như cà phê, rượu, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ...những loại thực phẩm gây mùi khó chịu.

Xem thêm:

  • Tìm hiểu về tình trạng ốm nghén của bà bầu
  • Tại sao lại có triệu chứng nôn nghén vào buổi tối?
  • Bà bầu bị nghén con có thông minh không?