Ốm nghén bao lâu thì hết?

Ốm nghén là một triệu chứng phổ biến của thai kỳ với các biểu hiện thường thấy như buồn nôn và nôn, mệt mỏi...Ốm nghén thường xảy ra trong 3 tháng đầu thai kỳ và là dấu hiệu đầu tiên cho thấy người phụ nữ đang mang thai.

Ốm nghén bao lâu thì hết? Ốm nghén bao lâu thì hết?

Vậy quá trình thai nghén bắt đầu khi nào và kéo dài bao lâu? HoiBenh sẽ giúp bạn có thêm thông tin qua bài viết dưới đây.

1. Nguyên nhân gây ốm nghén

Có nhiều người mang thai xảy ra hiện tượng ốm nghén rất nghiêm trọng nhưng cũng có những người hầu như không cảm thấy gì. Khi mang thai, hormone progesterone tăng cao trong vài tuần đầu của thai kỳ. Đây là nguyên nhân phổ biến gây ốm nghén.

Các yếu tố dẫn đến quá trình ốm nghén mà bạn nên biết:

  • Do di truyền
  • Do giảm lượng đường trong máu
  • Mệt mỏi, căng thẳng đầu óc
  • Hệ thần kinh nhạy cảm với các loại thực phẩm nặng mùi
  • Mang đa thai
vicare.vn-om-nghen-bao-lau-thi-het-body-1

Buồn nôn và ói mửa có thể dễ dàng gây chán ăn. Nhiều phụ nữ mang thai lo lắng rằng điều này sẽ gây hại cho thai nhi của họ. Tuy nhiên ốm nghén nhẹ thường không có hại cho cả mẹ và bé. Đối với những trường hợp ốm nghén nặng, mẹ có thể nhờ tới sự can thiệp của thuốc với sự hướng dẫn cặn kẽ của bác sĩ. Đừng nên dùng bất cứ thuốc gì nếu không được sự cho phép của nhân viên y tế.

2. Ốm nghén kéo dài trong bao lâu?

Ốm nghén sẽ khác nhau giữa các lần mang thai và càng giảm ở lần mang thai kế tiếp. Lần đầu bạn có thể sẽ ốm nghén rất nặng, nhưng lần hai nó sẽ ít hơn hoặc không còn. Bạn thường ốm nghén trong khoảng tuần 4-6 của thai kỳ và thường kết thúc ở tuần 8- 12. Nghĩa là khoảng thời gian ốm nghén thông thường có thể dao động từ 1-2 tháng. Một số trường hợp có thể ốm nghén trong suốt thời kỳ mang thai.

3. Ốm nghén có nguy hiểm không

Tất cả tình trạng ốm nghén chỉ là phản ứng sinh lý và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nên các mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên một số phụ nữ mang thai bị nôn mửa nặng và giảm cân vì không thể ăn uống. Tình trạng này gây mất cân bằng điện giải, và sẽ ảnh hưởng đến cả mẹ và bé nếu không được điều trị sớm.

HoiBenh khuyên bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu gặp các vấn đề sau:

  • Không thể ăn vào vì luôn ói
  • Giảm cân 4kg trở lên
  • Sốt
  • Tiểu tiện không thường xuyên với một lượng nhỏ nước tiểu có màu sậm.
  • Choáng váng hoặc chóng mặt
  • Tim đập nhanh
  • Buồn nôn nặng trong 3 tháng giữa thai kỳ
  • Đau đầu thường xuyên
  • Đau bụng
  • Chảy máu
  • Các trận ốm nghén nặng thường cần phải nhập viện.
vicare.vn-om-nghen-bao-lau-thi-het-body-2

4. Làm sao để giảm thiểu ốm nghén?

HoiBenh khuyên bạn nên thực hiện các bước sau đây có thể ngăn ngừa hoặc giảm thiểu tình trạng ốm nghén:

  • Uống nhiều nước, đặc biệt trước và sau bữa ăn
  • Nghỉ ngơi
  • Tạo không gian sống và làm việc thông thoáng
  • Tránh thức ăn cay, nóng, đồ dầu mỡ
  • Chia nhỏ bữa ăn
  • Uống vitamin
  • Tránh khói thuốc lá

Nếu các biện pháp không thể giảm thiểu tình trạng của bạn, bạn nên tới tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn về biện pháp dùng thuốc.

Xem thêm:

  • Biểu hiện của ốm nghén và những điều có thể mẹ chưa biết
  • Dự đoán giới tính thai nhi qua giai đoạn ốm nghén
  • Mẹ đã biết bị ốm nghén nên ăn gì hay tránh ăn gì chưa?