Nứt kẽ hậu môn ở trẻ em có nguy hiểm không?
Nứt kẽ hậu môn ở trẻ em là chứng bệnh khá phổ biến. Tuy nhiên, có nhiều ông bố, bà mẹ tỏ ra lo lắng khi không biết nguyên nhân vì sao con mình bị nứt kẽ hậu môn? Nứt kẽ hậu môn ở trẻ em có nguy hiểm không? Cách chữa trị như thế nào? Bài viết sau đây HoiBenh sẽ cung cấp cho các bậc phụ huynh những thông tin thiết thực nhất để hiểu hơn về chứng bệnh này ở trẻ.
Nứt kẽ hậu môn ở trẻ em có nguy hiểm không?
Nứt kẽ hậu môn ở trẻ em là chứng bệnh khá phổ biến. Tuy nhiên, có nhiều ông bố, bà mẹ tỏ ra lo lắng khi không biết nguyên nhân vì sao con mình bị nứt kẽ hậu môn? Nứt kẽ hậu môn có nguy hiểm với con mình không? Cách điều trị như thế nào? Bài viết dưới đây HoiBenh sẽ cung cấp cho các bậc phụ huynh những thông tin thiết thực nhất để hiểu hơn về chứng bệnh này ở trẻ.
1. Nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn ở trẻ
Chứng táo bón
Cơ quan tiêu hóa của trẻ chưa được hoàn thiện như người lớn nên chỉ cần ăn những thứ lạ vào cơ thể là có thể dẫn đến táo bón ngay. Mà táo bón chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới nứt kẽ hậu môn. Bị táo bón sẽ khiến việc đi đại tiện khó khăn, trẻ phải dồn nhiều sức để rặn hơn, làm tăng áp lực ở hậu môn. Từ đó hình thành vết nứt.
Do nhiễm trùng
Nếu phụ huynh không chăm sóc kỹ cho con mình thì khả năng trẻ bị nhiễm khuẩn là rất cao. Khi trẻ bị nhiễm khuẩn có khả năng hình thành nên polyp hậu môn gây ra nứt kẽ ở hậu môn. Sau khi vi khuẩn xâm nhập vào tuyến hậu môn, hình thành nên mũ trong màng nhầy của hậu môn, khiến hậu môn bị lở loét gây nên viêm khối huyết tĩnh mạch, đây cũng được xem là nguyên nhân dẫn đến bệnh nứt kẽ hậu môn.
Do thói quen đại tiện
Nhiều khi bố mẹ mải làm việc nên khi con đi đại tiện cứ để kéo dài như vậy, hoặc do trẻ có thói quen đi đại tiện quá lâu cũng có thể gây nên bệnh nứt kẽ hậu môn.
Ngoài ra, một số nguyên nhân như: ăn uống không đủ chất dinh dưỡng, vệ sinh cho trẻ không sạch sẽ nhất là ở vùng hậu môn...cũng khiến trẻ bị nứt kẽ hậu môn.>>> Xem thêm: Nứt kẽ hậu môn - nỗi ám ảnh với bất kỳ ai
2. Biểu hiện của bệnh nứt kẽ hậu môn ở trẻ em là gì?
Khi bị táo bón, trẻ thường sợ đi vệ sinh làm cho bệnh nặng thêm dẫn tới tình trạng nứt hậu môn
Trẻ thường quấy khóc, khó chịu mỗi khi đi vệ sinh vì bệnh nứt hậu môn gây nên cảm giác đau mỗi khi đi ngoài
Sau khi trẻ đi vệ sinh xong thì thường có máu ở phân, trong tã hoặc trên giấy lau.
3. Vậy nứt kẽ hậu môn ở trẻ em có nguy hiểm không?
Theo các chuyên gia bác sĩ, bệnh nứt kẽ hậu môn ở trẻ là một bệnh lý hết sức nguy hiểm, nó có thể đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tâm lý của trẻ.
Nứt hậu môn ở trẻ em nếu không được điều trị kịp thời có thể sẽ gây nên những hậu quả:
Ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ
Khi bị nứt hậu môn, triệu chứng thường gặp là gây đau đớn và chảy máu cho trẻ sau mỗi lần đi đại tiện. Điều này khiến trẻ luôn cảm thấy khó chịu, sợ hãi, thậm chí khóc thét khi đi đại tiện. Một số trẻ ngại nói với người lớn, mà âm thầm chịu đựng một mình. Từ đó làm cho trẻ luôn ở trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi.
Ảnh hưởng đến sức khỏe
Áp lực từ triệu chứng nứt kẽ hậu môn khiến trẻ lo lắng, sợ hãi, lâu dần sẽ ảnh sức khỏe của trẻ. Từ đó, làm giảm sức đề kháng và trẻ dễ bị suy nhược dẫn đến còi cọc, hay ốm, chậm phát triển...
Thiếu máu
Khi bị nứt kẽ hậu môn, sau mỗi lần đi đại tiện trẻ thường mất đi một lượng máu. Nếu tình trạng này kéo dài rất khiến trẻ bị thiếu máu.
Bên cạnh đó trẻ còn có thể bị nhiễm trùng tại hậu môn, trực tràng cũng như hoại tử nếu ở trường hợp nứt kẽ hậu môn nặng.Cách điều trị nứt kẽ hậu môn ở trẻ em
Sử dụng thuốc
Dùng thuốc mềm phân hoặc thuốc giảm đau đường ruột. Nếu trường hợp nhẹ có thể dùng thuốc bôi giúp lành vết nứt. Tuy nhiên, dù sử dụng bắt cứ loại thuốc nào thì các bậc phụ huynh đều phải tham khảo ý kiến và làm theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý mua thuốc sử dụng.
Chế độ ăn uống
Nên cho trẻ ăn nhiều hoa quả tươi, hoặc sinh tố hoa quả để bổ sung chất xơ. Bên cạnh đó cần cho trẻ uống nhiều nước để giúp trẻ đại tiện dễ dàng hơn.
Vệ sinh hậu môn
Nên vệ sinh hậu môn nhẹ nhàng cho trẻ mỗi ngày 2 lần trước và sau khi đi đại tiện. Tốt nhất là dùng nước ấm, khăn mềm, lau rửa nhẹ nhàng, nên lau khô người cho trẻ rồi mới mặc quần áo.
Khi đã áp dụng các phương pháp trên, mà trẻ vẫn đại tiện ra máu, nứt kẽ hậu môn chưa lành hoặc nặng thêm... thì cần đưa trẻ đi khám ngay để kịp thời điều trị.
Nứt kẽ hậu môn ở trẻ em có nguy hiểm không? Không quá nguy hiểm nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời, ngược lại nếu để lâu có thể ảnh hưởng đến cả tâm lý cũng như sức khỏe của trẻ về sau. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần quan tâm con của mình nhiều hơn để khi có các biểu hiện bất thường thì đưa trẻ đi khám ngay để điều trị bệnh, giúp trẻ luôn phát triển khỏe mạnh cả về tâm lý lẫn thể chất.