Nứt kẽ hậu môn - nỗi ám ảnh với bất kỳ ai
Nứt kẽ hậu môn là một căn bệnh khó nói do tính chất và các triệu chứng của nó. Tuy nhiên, đây là tình trạng rất phổ biến trên thế giới và hàng triệu người phải chịu đựng những cơn đau do căn bệnh này gây ra. Nứt kẽ hậu môn là gì? Nứt kẽ hậu môn là tình trạng xuất hiện những vết rách nhỏ ở niêm mạch của ống hậu môn. Nó có thể gây đau đớn, chảy máu hoặc ngứa. Nguyên nhân - Nứ...
Nứt kẽ hậu môn - nỗi ám ảnh với bất kỳ ai
Nứt kẽ hậu môn là một căn bệnh khó nói do tính chất và các triệu chứng của nó. Tuy nhiên, đây là tình trạng rất phổ biến trên thế giới và hàng triệu người phải chịu đựng những cơn đau do căn bệnh này gây ra.
Nứt kẽ hậu môn là gì?
Nứt kẽ hậu môn là tình trạng xuất hiện những vết rách nhỏ ở niêm mạch của ống hậu môn. Nó có thể gây đau đớn, chảy máu hoặc ngứa.
Nguyên nhân
- Nứt kẽ hậu môn thường xảy ra khi khối phân to hoặc cứng đi qua ống hậu môn khi đi tiêu.
- Các nguyên nhân khác có thể do tiêu chảy, viêm vùng trực tràng.
- Vứt nứt cũng có thể xuất hiện do can thiệp phẫu thuật, hay giao hợp qua đường hậu môn.
- Chế độ ăn uống ít chất xơ cũng có thể gây ra tình trạng trên.
- Nứt hậu môn có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi.
- Tình trạng này cũng phổ biến ở cả nam giới và phụ nữ.
Triệu chứng
1. Nứt kẽ hậu môn gây đau đớn, rát khi đi tiêu. Cơn đau có thể nghiêm trọng và kéo dài một vài giờ.
2. Ngứa ở vết nứt.
3. Chảy máu nhẹ hoặc ra dịch vàng.
Các tình trạng bệnh
- Nứt kẽ hậu môn có thể là cấp tính hoặc mãn tính.
- Có đến 80% khả năng chữa khỏi khi ở tình trạng cấp tính.
- Khi các vết nứt kéo dài hơn 6 tuần hoặc lặp đi lặp lại thì được coi là mãn tính và có ít hơn 50% cơ hội chữa khỏi.
- Đôi khi nứt kẽ hậu môn và bệnh trĩ tiến triển cùng một lúc.
Chẩn đoán
Hầu hết các bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh bằng việc lắng nghe các triệu chứng và quan sát hậu môn. Họ có thể phát hiện các vết nứt khi mở háng.
Bác sĩ có thể dùng tay đeo găng hoặc một thiết bị chiếu sáng nhẹ để kiểm tra những vết nứt. Tuy nhiên nếu các vết nứt quá nặng, các chuyên gia y tế thường chờ đến lúc các vết thương bắt đầu lành thì mới bắt đầu kiểm tra trực tràng hay soi hậu môn. Gây tê có thể được áp dụng nếu cần kiểm tra ngay lập tức.
Điều trị
- Bôi kem chuyên dụng, sử dụng để giúp khối phân mềm, tránh táo bón và sử dụng phương pháp ngâm hậu môn trong nước ấm khoảng 20 phút vài lần mỗi ngày) giúp làm giảm các triệu chứng.
- Phẫu thuật
Dr. Deepak Rathi (*)
(Nguồn: www.practo.com)