Nước chảy vào tai khi gội đầu và tắm có gây viêm tai giữa không?
Nước chảy vào tai khi gội đầu và tắm có gây viêm tai giữa không là một trong những thắc mắc vô cùng phổ biến. Vậy thực hư điều này thế nào? Thông tin cụ thể sẽ được hé lộ trong bài viết dưới đây giúp các bạn tìm được câu trả lời chính xác hơn cả.
Nước chảy vào tai khi gội đầu và tắm có gây viêm tai giữa không?
Nước chảy vào tai khi gội đầu và tắm có gây viêm tai giữa không là một trong những thắc mắc vô cùng phổ biến. Vậy thực hư điều này thế nào? Thông tin cụ thể sẽ được hé lộ trong bài viết dưới đây giúp các bạn tìm được câu trả lời chính xác hơn cả.
Nước chảy vào tai khi tắm gội là hiện tượng vô cùng phổ biến. Tuy nhiên, điều này diễn ra thường xuyên liệu có tiềm ẩn nguy cơ gây hại hay không? Khi nhắc đến bệnh viêm tai giữa, việc nước chảy vào tai có phải là lý do dẫn đến điều này?
1. Viêm tai giữa là bệnh gì?
Tai của chúng ta được chia thành ba phần cơ bản gồm tai trong, tai giữa và tai ngoài. Trong số các bệnh lý của tai, viêm tai giữa thường xuất hiện phổ biến hơn cả, thuộc nhóm bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên. Bệnh thường mang đến cảm giác đau đớn cho người mắc phải. Đặc biệt, do tai giữa bị viêm, có dịch tiết ra, thế nên nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh thường phải đối diện với nhiều biến chứng nguy hiểm. Nghiêm trọng nhất là viêm màng não, viêm tai xương sụn và thậm chí là cả liệt mặt.
2. Nguyên nhân gây viêm tai giữa là gì?
Viêm tai giữa là bệnh thường xuất hiện ở trẻ em, đặc biệt là ở trẻ dưới 2 tuổi. Tuy nhiên, đôi khi người lớn cũng có thể mắc bệnh bởi một vài nguyên nhân cơ bản khác nhau.
Với trẻ em, viêm tai giữa có tỉ lệ mắc cao do cấu tạo vòi nhĩ lúc này chưa phát triển chưa hoàn thiện và thường có kích thước ngắn. Đây là điều kiện lý tưởng để các loại vi khuẩn, dịch tiết ở họng, mũi dễ lây lan đến tai và là tác nhân gây bệnh.
Thông thường, khi trẻ đang mắc phải các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm mũi... Trẻ thường đối diện với khả năng mắc viêm tai giữa nhiều hơn.
Với người lớn, viêm tai giữa thường xuất hiện do những nguyên nhân như người bệnh mắc các bệnh về đường hô hấp, viêm amidan, cúm,... Điều này là do tai, mũi, họng là những cơ quan có mối quan hệ vô cùng mật thiết. Khi vùng họng hoặc mũi bị tổn thương, việc viêm nhiễm ở tai cũng dễ xuất hiện.
3. Nước chảy vào tai khi gội đầu và tắm có gây viêm tai giữa không?
Có thể thấy rằng, trong các nguyên nhân gây viêm tai giữa ở cả trẻ em và người lớn nói trên đều không nhắc đến việc nước chảy vào tai. Thực tế, việc tai dính nước hoàn toàn không gây nên bệnh viêm tai giữa. Thay vào đó, nước đọng trong tai lâu ngày chỉ khiến vi khuẩn, nấm dễ phát triển dẫn đến viêm, sưng tấy. Từ đây, bạn có thể mắc viêm tai ngoài và ống tai nếu không loại bỏ nước khi chảy vào tai.
4. Làm thế nào để loại bỏ nước đọng trong tai?
Như đã nói ở trên, việc nước đọng trong tai có thể là nguyên nhân gây bệnh viêm ống tai, viêm tai ngoài. Vậy bạn cần làm gì khi có nước chảy vào tai do tắm gội hoặc đi bơi...
Nghiêng đầu kèm kéo vành tai
Nếu trong tai có nước, bạn chỉ cần nghiêng đầu sang bên có nước. Sau đó, bạn dùng tay kéo nhẹ vành tai, giúp đẩy nước ra ngoài. Trong trường hợp bạn vẫn cảm thấy ù tai do nước chưa được lấy ra hoàn toàn. Lúc này, bạn nên co một chân, nhảy lò cò giúp nước chảy ra.
Sự hỗ trợ của máy sấy tóc
Một chiếc máy sấy tóc với nhiệt độ vừa phải có thể thổi hết phần nước trong tai và khiến tai khô ráo. Nhìn chung, cách này thường được áp dụng có lượng nước chảy vào tai ít.
Dùng tay để tác động lên tai
Các bạn hãy dùng lòng bàn tay áp vào tai có nước. Sau đó, bạn dùng tay còn lại đập vào để nước có thể chảy ra. Giải pháp này có cơ chế tác động tương tự như máy hút chân không để mang đến khả năng hút nước từ trong tai ra tay của bạn.
Nằm nghiêng
Việc nằm nghiêng, úp tai xuống giường cũng có thể đẩy nước ra ngoài và làm khô tai hoàn toàn tự nhiên.
Như vậy các bạn vừa cùng tìm hiểu việc nước chảy vào tai khi gội đầu và tắm có gây viêm tai giữa không? Mặc dù không phải là nguyên nhân gây viêm tai giữa, thế nhưng nước chảy vào tai cũng tiềm ẩn những nguy cơ gây bệnh khác. Thế nên, các bạn hãy chú ý để làm sạch tai trong thời gian sớm nhất.
Xem thêm:
- Viêm tai giữa nhỏ thuốc gì
- Nên cẩn thận với bệnh viêm tai giữa ở trẻ em
- Bệnh viêm tai giữa mạn tính có chữa được không?