Núm vú bị lõm, ngực không đều sau sinh có phải dấu hiệu ung thư vú?

Nếu bỗng nhiên bạn cảm thấy ngực của mình bị chênh lệch kích thước giữa 2 bên một cách bất thường, đau tức bầu ngực mãi mà không khỏi... thì bạn đừng nên chủ quan, vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư vú. Nhưng, một câu hỏi đặt ra là núm vú bị lõm, ngực không đều sau sinh có phải là dấu hiệu của ung thư vú?

Núm vú bị lõm, ngực không đều sau sinh có phải dấu hiệu ung thư vú? Núm vú bị lõm, ngực không đều sau sinh có phải dấu hiệu ung thư vú?

Nếu bỗng nhiên bạn cảm thấy ngực của mình bị chênh lệch kích thước giữa 2 bên một cách bất thường, đau tức bầu ngực mãi mà không khỏi... thì bạn đừng nên chủ quan, vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư vú. Nhưng, một câu hỏi đặt ra là núm vú bị lõm, ngực không đều sau sinh có phải là dấu hiệu của ung thư vú?

Hãy để HoiBenh trả lời cho bạn và giúp bạn tìm hiểu cụ thể hơn về căn bệnh ung thư vú này nhé.

Núm vú bị lõm, ngực không đều sau sinh có phải dấu hiệu ung thư vú?

Ung thư vú là căn bệnh rất hay gặp ở phụ nữ, bởi vậy, các bạn gái cần phải hết sức lưu tâm đến căn bệnh này. Trong khi tắm, các bạn nữ cũng có thể tự mình kiểm tra, khám, sờ nắn ở vùng vú để xem có phát hiện ra cục u cứng nào hay không, nhằm phát hiện ra sớm để có thể có phương pháp điều trị kịp thời.

Hiện tượng núm vú bị lõm vào trong thì thường xảy ra do sự teo lại của những tổ chức liên kết tại vùng tuyến vú sau khi sinh con. Đây không phải là dấu hiệu của căn bệnh ung thư vú. Nhưng, mọi người phụ nữ cũng được khuyến cáo là nên tự mình khám vú ngay tại nhà thừng xuyên để có thể phát hiện khối u hay sự tiết dịch một cách bất thường nhằm phát hiện ra bệnh ung thư vú sớm.
vicare.vn-num-vu-bi-lom-nguc-khong-deu-sau-sinh-co-phai-dau-hieu-ung-thu-vu-body-1

Các dấu hiệu của căn bệnh ung thư vú

Đau tức vùng ngực

Bạn bỗng nhiên cảm thấy ngực của mình bị đau tức ngay cả trong những ngày bình thường, khi tới gần ngày có kinh nguyệt thì ngực bạn sẽ càng thấy đau hơn nữa, giống như là bị sưng vù lên vậy, cảm giác đau này khiến bạn không dám chạm vào ngực mình nữa.

Vú to lên bất thường

Vú của bạn luôn cương cứng và to lên hơn mức bình thường ngay kể cả khi chưa tới ngày kinh nguyệt. Kích thước và hình dạng của vú méo mó không bình thường.

Có hạch ở phía dưới nách

Bạn sờ thử từ phía bầu ngực vuốt lên trên theo đường của hõm nách thì thấy có hạch nổi lên ở dưới nách. Hạch ở nách này chính là giai đoạn đầu tiên phát triển của bệnh ung thư vú.

Có u cục ở vú

Khi bạn sờ nắn theo đường vòng xung quanh vú thì bạn sẽ nhận thấy có u cục nổi ở bên trong vú giống như là các viên sỏi nhỏ ở trong vú vậy. Những u cục này có thể sẽ là u lành tính hoặc có thể lại là u ác tính, cho nên, bạn cần phải đi khám để có được hướng điều trị tốt nhất và kịp thời nhất.

Núm vú bị tụt vào trong

Núm vú của bạn bị tụt hẳn vào trong, cứng, dùng tay để kéo ra cũng không được, núm vú không cương lên được giống như bình thường mà cứ vẫn tụt vào phía trong như thế.

Vùng da quanh đầu núm vú bị thay đổi

Vùng da ở xung quanh đầu núm vú bị co rút da, co rút ở phần núm vú, da vùng vú nhăn nheo. Có những hạt nhỏ ở quầng vú xung quanh vùng núm vú.

Có biểu hiện của viêm da vùng quanh vú

- Da đỏ, phù lên dưới dạng da cam

- Núm vú bị chảy nước

- Bong da vảy nến

- Bị ngứa dị ứng
vicare.vn-num-vu-bi-lom-nguc-khong-deu-sau-sinh-co-phai-dau-hieu-ung-thu-vu-body-2

Cách giúp bạn tự phát hiện khối u ở vú

Đối với bệnh ung thư vú, nếu như được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì tỉ lệ thành công của bệnh là rất cao. Theo các bác sĩ, người có khả năng có thể phát hiện ra ung thư vú sớm nhất, chính xác nhất là chính bệnh nhân. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được cách để có thể tự khám và phát hiện ra khối u. Cho nên, HoiBenh xin đưa ra một số phương pháp giúp bạn có thể tự phát hiện khối u tại nhà như sau:

Cách khám

Bạn đứng ở trước gương, xem xét độ cân xứng 2 bên vú, vú có trong đều hay không, có hiện tượng nhăn da hay có khối u hay không... Sau đó, ta có thể dùng lòng bàn tay, sờ nắm vú ở tư thế đứng hay nằm (nên nhớ không bóp ngang, mà hãy dùng cả bàn tay mà nắn nhẹ nhàng, toàn diện lên mặt của tuyến vú). So sánh thật kĩ cả 2 bên vú để có thể phát hiện ra được những điều bất thường.

Nhìn: Tự khám ở trước gương

Bạn đứng ở trước gương, để hở toàn bộ phần phía trên, hai tay buông thõng, thả lỏng và quan sát thật kĩ vú của mình. Hãy quan sát kĩ bầu vú khi ở các tư thế: 2 tay duỗi thẳng, chống nạnh hay để trên đầu cân xứng 2 bên. Mục đích của việc quan sát này là để đánh giá sự cân xứng giữa 2 vú, màu da của vú xem có điều gì bất thường hay không. Nếu như trên quầng thâm của vú mà có xuất hiện mảng, vảy, mụn thì có thể là bạn đã bị viêm.

Sờ, nắn

Thực hiện động tác này ở cả 3 tư thế: nằm, ngồi và đứng. Tư thế nằm là tư thế tốt nhất để kiểm tra. Bạn nên nằm ở trên nền cứng, có thể kê thêm gối cứng ở dưới một bên vai (bên mà bạn muốn khám) rồi lại chuyển sang bên kia. Trong khi khám, không nên bóp ngang mà sử dụng các đầu ngón tay, day đều, chậm rãi, nhẹ nhàng trên bề mặt vú để có thể phát hiện được ra các khối u nhỏ.

Trong lúc khám, bạn cũng cần phải kiểm tra xem mình có hiện tượng bị co rút, lở loét, tiết dịch núm vú hay không. Hiện tượng bị lở loét, tiết dịch vì bị viêm nhiễm lành tính cũng có, nhưng cũng cần phải khám thêm các dấu hiệu khác để xem có liên quan đến các khối u ác tính hay không?

Bạn có thể tự mình kiểm tra tại nhà, nếu như có những dấu hiệu nào bất thường tại vùng vú, hãy tới ngay các cơ sở y tế để khám và điều trị sớm nhất có thể nhé!

Chú ý: Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, người đọc cần cân nhắc trước khi áp dụng.