Nóng gan bàn chân khi mang thai có sao không?

Bên cạnh chứng ốm nghén, chuột rút, trào ngược dạ dày, đau đầu,... là những mệt mỏi phổ biến thường gặp ở phụ nữ đang mang thai thì có khá nhiều bà bầu than phiền rằng họ thường xuyên bị nóng gan bàn chân. Vậy nóng gan bàn chân khi mang thai có sao không và làm thế nào để giảm triệu chứng này, hãy cùng HoiBenh tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Nóng gan bàn chân khi mang thai có sao không? Nóng gan bàn chân khi mang thai có sao không?

Nóng gan bàn chân khi mang thai là gì?

Khi bị nóng gan bàn chân, bà bầu thường có cảm giác nóng, rát như kim châm, kiến bò ở lòng bàn chân. Theo y học lý giải thì đây là một hiện tượng sinh lý bình thường của phụ nữ đang mang thai. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho thai bị mệt mỏi, khó chịu và mất ngủ, ngủ không ngon giấc.

Nóng gan bàn chân khi mang thai do những nguyên nhân nào?

Thông thường khi tuổi thai càng lớn thì bà bầu càng dễ gặp phải triệu chứng nóng gan bàn chân. Nguyên nhân chính là do sự chuyển hoá trong cơ thể tăng lên đột biến (cụ thể là cân nặng) khiến cho bàn chân bà bầu sưng phù to, nóng ran, cảm giác châm chích khó chịu.

  • Nóng gan bàn chân khi mang thai cũng có thể do sự tổn thương của dây thần kinh ngoại vi. Do các mạch máu ở chân bị tắc nghẽn hoặc là bị đông cứng lại không thể lưu thông máu đến các cơ xương khớp nên gây ra tình trạng bị tê bì và nóng ran vùng dưới bàn chân.
  • Ngoài ra cũng không loại trừ khả năng nóng gan bàn chân khi mang thai là do bà bầu bị thiếu chất hoặc mắc các bệnh như: thiếu vitamin B, tiểu đường, bị thận mãn tính, tác dụng phụ của thuốc,...
HoiBenh.vn-nong-gan-ban-chan-khi-mang-thai-co-sao-khong-body-2
Nóng gan bàn chân khi mang thai do những nguyên nhân nào?

Hướng dẫn một số phương pháp khắc phục hiệu quả chứng nóng gan bàn chân khi mang thai

Trước tiên để khắc phục được tình trạng nóng gan bàn chân khi mang thai, bà bầu cần xác định được do nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này để có phương pháp xử lý hiệu quả. Nếu nóng gan bàn chân khi mang thai xuất hiện do thiếu chất, do tác dụng phụ của thuốc hay do một bệnh lý nào đó gây nên thì bà bầu cần đi khám và xin lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa.

Nếu nguyên nhân do sự phát triển của thai nhi và chuyển hoá cơ bản của cơ thể trong quá trình mang thai thì bà bầu không cần quá lo lắng. Hãy thử áp dụng một số phương pháp đơn giản dưới đây để xoa dịu đôi bàn chân như:

  • Ngâm chân với lá lốt, ngải cứu: Rửa sạch lá lốt, ngải cứu đem đun sôi với 2 lít nước. Lọc lấy nước, cho thêm 1 chút muối. Nên ngâm chân ở nước khoảng 60 độ C và kéo dài khoảng 20 phút. Trong Đông Y đã chỉ rõ lá lốt và ngải cứu là 2 loại lá có tác dụng rất tốt trong việc lưu thông máu huyết của cơ thể, điều hoà huyết áp, chữa đau nhức xương khớp, ngâm chân trước khi ngủ sẽ giúp ngủ ngon và sâu giấc hơn.
  • Ngâm chân nước muối ấm: Hoà tan khoảng 4 thìa café muối trắng hạt to vào 1 – 1,5l nước ấm khoảng 50-55 độ C. Bà bầu nên ngâm chân vào nước đến khi nước còn hơi ấm, không nên để nước nguội hẳn mới bỏ chân ra vì có thể khiến mẹ bầu bị nhiễm lạnh. Cách làm đơn giản này không những giúp mẹ bầu giảm bớt cảm giác nóng gan bàn chân mà còn giúp các mạch máu ở chân được lưu thông, thư giãn mẹ bầu dễ dàng đi vào giấc ngủ

Lưu ý:

  • Nên thực hiện 1 trong 2 cách này mỗi tối, tình trạng nóng gan bàn chân, ngứa và sưng đau sẽ thuyên giảm rõ rệt.
  • Đối với những phụ nữ mang thai bị nóng gan bàn chân tuyệt đối không nên tự ý sử dụng các loại thuốc uống hay thuốc bôi vì có thể làm ảnh hưởng tới sức khoẻ của cả mẹ và bé.

Hy vọng qua những chia sẻ trên sẽ giúp các mẹ bầu tìm được lời giải đáp cho thắc mắc Nóng gan bàn chân khi mang thai có sao không cùng những biện pháp đơn giản mà hiệu quả giúp giảm bớt tình trạng nóng gan bàn chân.

Xem thêm:

  • Top những loại hạt dinh dưỡng dành cho bà bầu
  • Bà bầu bị nghén con có thông minh không?
  • Muốn sinh con khỏe mạnh bà bầu cần phải làm gì