Nồng độ hemoglobin cao có nguy hiểm không?

Khi hàm lượng hemoglobin trong máu thấp, máu không cung cấp đủ oxy cho các bộ phận khác nhau của cơ thể sẽ gây ra tình trạng thiếu máu. Khi hàm lượng hemoglobin trong máu cao có thể cản trở lưu thông máu, dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Nồng độ hemoglobin cao có nguy hiểm không? Nồng độ hemoglobin cao có nguy hiểm không?

Hemoglobin là gì?

Hemoglobin là một protein có mặt trong RBC (hồng cầu). Hemoglobin chứa sắt và giúp vận chuyển oxy. Máu có màu đỏ do sự có mặt của protein này.

Khi hàm lượng hemoglobin trong máu thấp, máu không cung cấp đủ oxy cho các bộ phận khác nhau của cơ thể sẽ gây ra tình trạng thiếu máu.

Khi hàm lượng hemoglobin trong máu cao có thể cản trở lưu thông máu, dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Ở nam giới, hàm lượng hemoglobin bình thường khoảng từ 13,8-17,2 g/dL. Đối với nữ giới, hàm lượng hemoglobin bình thường khoảng từ 12,1-15,1 g/dL. Cao hơn mức đó được coi là hàm lượng hemoglobin cao.

nong-do-hemoglobin-cao-co-nguy-hiem-khong-body-1

Ảnh minh họa.

Hàm lượng hemoglobin cao xảy ra khi nào?

Khi mức oxy giảm xuống, hàm lượng hemoglobin tăng lên. Ngoài ra, một số bệnh như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và bệnh tim bẩm sinh có thể làm giảm lượng oxy và làm tăng mức hemoglobin.

Sống trong những khu vực không có đủ oxy trong không khí (vùng núi), tình trạng mất nước và những thói quen như hút thuốc có thể làm cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.

Làm thế nào để biết khi nồng độ hemoglobin quá cao?

Cách tốt nhất để nhận biết hàm lượng hemoglobin cao là thông qua màu sắc da. Da mặt và da tay đỏ bừng là dấu hiệu để xác định hàm lượng hemoglobin trong máu cao.

Các triệu chứng khác bao gồm: cảm giác chóng mặt, mệt mỏi, nhức đầu, thị lực kém, chảy máu mũi và đau nhẹ ở vùng bụng.

Theo Sức khỏe & Đời sống

Xem thêm:

  • Xét nghiệm điện di Hemoglobin là gì?