Nội soi đại tràng: Chi phí, thời gian thực hiện, những điều cần lưu ý

Nội soi đại tràng là một phương pháp cận lâm sàng cần thiết để xác định các bệnh lý ở đại tràng. Nhưng không ít bệnh nhân đã rất lo lắng, thậm chí sợ hãi khi đề cập tới thủ thuật này. Để giúp các bệnh nhân tránh khỏi những lo lắng, sợ hãi khi làm nội soi đại tràng, chúng tôi xin được cung cấp cho quý vị một số điều cần biết về nội soi đại tràng trong bài viết này.

Nội soi đại tràng: Chi phí, thời gian thực hiện, những điều cần lưu ý Nội soi đại tràng: Chi phí, thời gian thực hiện, những điều cần lưu ý

Nội soi đại tràng là gì?

Nội soi đại tràng là kỹ thuật chẩn đoán sử dụng ống nội soi mềm đưa vào trong đại tràng, giúp cho bác sĩ có thể quan sát được toàn bộ bên trong đại tràng, trực tràng và phần cuối của ruột non.

Chính vì vậy nội soi đại tràng có thể giúp cho bác sĩ phát hiện các bất thường trong đại tràng như những vết loét, những vùng bị viêm hay chảy máu, khối u hay polyp đại tràng,... Đồng thời trong quá trình nội soi, nếu phát hiện bất thường, bác sĩ có thể làm sinh thiết để phục vụ cho việc chẩn đoán chính xác bệnh.

Thời gian cho một lần nội soi đại tràng thường từ 30 – 45 phút. Khi tiến hành nội soi đại tràng, bệnh nhân có thể được gây mê để giảm cảm giác khó chịu và đau trong quá trình nội soi.

vicare.vn-noi-soi-dai-trang-chi-phi-thoi-gian-thuc-hien-nhung-dieu-can-luu-y-body-1

Nội soi đại tràng được sử dụng trong trường hợp nào?

Thủ thuật nội soi đại tràng được bác sĩ chỉ định cho các trường hợp bệnh nhân có nghi ngờ bệnh lý đại tràng.

Sử dụng nội soi đại tràng để chẩn đoán

  • Tiền sử trong gia đình bệnh nhân có người mắc ung thư đại tràng.
  • Bệnh nhân đi ngoài phân đen mà kết quả nội soi dạ dày bình thường.
  • Bệnh nhân đang bị thiếu máu chưa tìm được nguyên nhân.
  • Bệnh nhân ỉa chảy cấp tính.
  • Bệnh nhân ỉa chảy kéo dài chưa rõ nguyên nhân, bác sĩ sẽ chỉ định cho nội soi sinh thiết từng đoạn đại tràng để chẩn đoán Colite collagene.
  • Bệnh nhân đang bị rối loạn đại tiện.
  • Để kiểm tra những bất thường ở đại tràng không rõ trên phim X-quang.
  • Bệnh nhân bị đau dọc khung đại tràng chưa tìm được nguyên nhân.
  • Bệnh nhân bị chảy máu tiêu hóa thấp.
  • Bệnh nhân bị bệnh túi thừa.
  • Bệnh nhân bị các bệnh viêm đại tràng do tất cả các nguyên nhân.
  • Nội soi đại tràng định kỳ khi bệnh nhân có polyp hay ung thư đại tràng.

Sử dụng nội soi đại tràng để điều trị

  • Điều trị cắt polyp đại tràng.
  • Điều trị các trường hợp có dị vật trong đại tràng, nội soi lấy dị vật ra ngoài.
  • Nội soi thực hiện thủ thuật cầm máu khi có chảy máu đại tràng.
  • Nội soi để nong chỗ hẹp ở đại tràng.
  • Nội soi đại tràng để điều trị các bệnh nhân bị xoắn đại tràng và manh tràng.

Sử dụng nội soi đại tràng để theo dõi

Ngoài việc sử dụng để chẩn đoán và điều trị bệnh, phương pháp nội soi đại tràng còn được sử dụng để theo dõi cho một số đối tượng bệnh nhân như sau:

Bệnh nhân sau khi cắt polyp đại tràng, nếu polyp lành tính thì cần nội soi kiểm tra lại sau 03 năm, rồi cứ 5 năm kiểm tra lại một lần.

Các trường hợp bệnh nhân bị viêm đại tràng có loạn sản nặng.

Phương pháp nội soi đại tràng không gây mê

Các bước tiến hành nội soi đại tràng không gây mê

  • Bước 1: Chuẩn bị bệnh nhân. Bệnh nhân cần được kiểm tra sức khỏe kỹ càng, sau đó được làm sạch đại tràng trước khi nội soi.
  • Bước 2: Bác sĩ tiến hành nội soi đại tràng.
  • Bước 3: Tiến hành cắt bỏ các polyp nếu có và làm sinh thiết để kiểm soát ung thư.
  • Bước 4: Phục hồi cho bệnh nhân sau khi nội soi xong.

Ưu điểm - Nhược điểm

  • Ưu điểm của phương pháp này tiến hành đơn giản và có chi phí thấp hơn phương pháp nội soi có gây mê.
  • Nhược điểm của phương pháp nội soi đại tràng không gây mê đó là bệnh nhân sẽ có cảm giác khó chịu và đau trong quá trình nội soi cũng như sau đó một thời gian.

Chống chỉ định của phương pháp nội soi đại tràng không gây mê

  • Bệnh nhân bị thủng đại tràng.
  • Bệnh nhân bị viêm phúc mạc.
  • Bệnh nhân bị suy tim.
  • Bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim mới.
  • Bệnh nhân mới phẫu thuật ở đại tràng hoặc mổ ở tiểu khung.
  • Bệnh nhân bị phình lớn động mạch chủ bụng.
  • Bệnh nhân bị bệnh túi thừa cấp tính.
  • Bệnh nhân bị tắc mạch phổi.
  • Bệnh nhân đang có tình trạng sốc.
  • Phụ nữ đang có thai.

Phương pháp nội soi đại tràng có gây mê

Các bước tiến hành nội soi đại tràng có gây mê:

  • Bước 1: Chuẩn bị bệnh nhân. Bệnh nhân cần được kiểm tra sức khỏe kỹ càng, sau đó được làm sạch đại tràng trước khi nội soi.
  • Bước 2: Bệnh nhân được tiến hành gây mê.
  • Bước 3: Bác sĩ tiến hành nội soi đại tràng.
  • Bước 4: Tiến hành cắt bỏ các polyp nếu có và làm sinh thiết để kiểm soát ung thư.
  • Bước 5: Phục hồi cho bệnh nhân sau khi nội soi xong.

Ưu điểm - Nhược điểm

  • Ưu điểm của phương pháp nội soi có gây mê là bệnh nhân sẽ không cảm thấy khó chịu hay đau trong suốt quá trình nội soi do đã được gây mê.
  • Nhược điểm của phương pháp nội soi đại tràng có gây mê đó là phương pháp này phức tạp và chi phí cao hơn so với phương pháp nội soi đại tràng không gây mê.

Chống chỉ định của phương pháp nội soi đại tràng có gây mê

  • Bệnh nhân nghi ngờ có hội chứng mạch vành cấp.
  • Bệnh nhân bị tăng huyết áp chưa kiểm soát được.
  • Bệnh nhân nghi ngờ bị thủng tạng rỗng.
  • Bệnh nhân nghi ngờ có phình hoặc tách động mạch chủ.
  • Bệnh nhân đang trong tình trạng suy hô hấp.
  • Bệnh nhân bị suy tim nặng.
  • Bệnh nhân có rối loạn tâm thần không hợp tác.
  • Chống chỉ định tương đối của phương pháp này đó là bệnh bệnh nhân bị tụt huyết áp. Trường hợp này cần phải điều chỉnh cho huyết áp của bệnh nhân ổn định mới có thể tiến hành thủ thuật được.
vicare.vn-noi-soi-dai-trang-chi-phi-thoi-gian-thuc-hien-nhung-dieu-can-luu-y-body-2

Bệnh nhân cần làm gì trước khi nội soi đại tràng?

Chế độ ăn uống

  • Bệnh nhân cần phải dừng các thuốc có chất sắt trước khi nội soi từ 3-4 ngày.
  • Bệnh nhân cần thực hiện chế độ ăn không có chất xơ trước 1 ngày.
  • Vào buổi tối trước khi nội soi, bệnh nhân nên ăn cháo.
  • Bệnh nhân không nên ăn uống các loại sữa, cafe, rượu bia và nước có ga trong buổi tối hôm trước.
  • Bệnh nhân cần nhịn bữa sáng của ngày nội soi.

Bệnh nhân cần được làm sạch đại tràng trước khi nội soi

Hiện tại có các cách để làm sạch đại tràng như sau:

  • Dùng thuốc xổ là cách hay được dùng nhất.
  • Sử dụng phương pháp thụt rửa nhiều lần: thường được sử dụng trong trường hợp bệnh nhân có biểu hiện bán tắc.
  • Với các bệnh nhân bị táo bón, bác sĩ có thể cho dùng thuốc nhuận tràng trong vài ngày trước khi nội soi đại tràng.

Kỹ thuật nội soi đại tràng thực sự không đáng sợ như mọi người nghĩ. Bác sĩ sẽ chỉ định làm thủ thuật này trong các trường hợp cần thiết nhằm mục đích chẩn đoán bệnh, điều trị bệnh hay để theo dõi trong một số trường hợp cần thiết. Và trước khi tiến hành thủ thuật bệnh nhân cần chuẩn bị chế độ ăn uống phù hợp và làm sạch đại tràng để việc tiến hành thủ thuật được thuận lợi.

Chi phí nội soi đại tràng 2019

Tại Bệnh viện Bạch Mai

  • Nội soi đại tràng không gây mê có giá là 900.000 vnđ.
  • Nội soi đại tràng có gây mê sẽ có giá là 1.500.000 vnđ.

Tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

  • Nội soi đại tràng không gây mê có giá là 1.000.000 vnđ.
  • Nội soi đại tràng có gây mê sẽ có giá là 2.000.000 vnđ.

Tại Bệnh viện Hồng Ngọc

  • Nội soi đại tràng không gây mê có giá là 1.735.000 vnđ.
  • Nội soi đại tràng có gây mê có giá là 2.951.000 vnđ.

Tại Bệnh viện Vinmec

  • Nội soi đại tràng có gây mê có giá là 4.522.000 vnđ bao gồm cả chi phí lưu viện 4 tiếng (giá nội soi đại tràng ở các bệnh viện khác chưa có phí lưu viện). Ưu điểm của Vinmec là có đội ngũ bác sĩ nội soi giỏi, thiết bị hiện đại, dịch vụ chuyên nghiệp.
  • Nội soi đại tràng không gây mệ có giá xấp xỉ 2.000.000 vnđ

Xem thêm:

  • Địa chỉ nội soi đại tràng tốt ở TP. HCM
  • Bao lâu nên nội soi kiểm tra ung thư đại trực tràng?
  • Kinh nghiệm nội soi gây mê đại tràng ở bệnh viện Triều An