No Bra - Nói không với áo ngực có thực sự tốt?
Phong trào No Bra - nói không với áo ngực là một chiến dịch có ý nghĩa trong việc tuyên truyền tầm soát bệnh ung thư vú, một căn bệnh luôn ám ảnh phụ nữ.
No Bra - Nói không với áo ngực có thực sự tốt?
Phong trào No Bra được hưởng ứng tại các quốc gia Phương Đông chỉ mới vài năm gần đây, đã có sự tác động mạnh mẽ đến hầu hết các chị em phụ nữ hiện đại. Lối sống mới cho phép các phụ nữ trẻ mong muốn được “tháo cởi” các gọng kìm nhiều hơn, mạnh mẽ hơn hay thậm chí hơn. Trong khi No Bra là một phong trào toàn cầu mang ý nghĩa riêng của nó, một số chị em phụ nữ, đặc biệt là các bạn trẻ lại hưởng ứng No Bra như một xu hướng mới, sành điệu và đề cao cá tính riêng. Dễ dàng nhận thấy, để vòng 1 được “tự do” cũng mang lại khá nhiều lợi ích và sự thoải mái, nhưng liệu đó có phải là mặt tốt toàn diện nếu chúng ta cứ lạm dụng “nói không với áo ngực” một cách thường xuyên?
1. Nguồn gốc của phong trào No Bra
Trong quá khứ, từ khoảng thập niên 60 - 70, cụm từ “no bra” mang ý nghĩa nữ quyền, nhằm giải phòng cơ thể phụ nữ khỏi những trách nhiệm xã hội và cả những “ánh mắt lạm dụng” của phái nam. Phong trào này nổi lên từ cuộc biểu tình được tổ chức bởi nhóm New York Radical Women ngay trước cuộc thi Hoa Hậu Mỹ tại thành phố Atlantic, New Jersey vào ngày 9 tháng 7 năm 1968, đánh dấu sự ra đời của phong trào No Bra tại Mỹ. Hàng trăm người phụ nữ đã ném các món đồ thể hiện tính nữ, bao gồm cả áo ngực vào một cái thùng rác lớn. (*)
Ngoài ra, ngày 13/10 cũng được xem là ngày vận động “không mặc áo ngực”. với tên gọi là National No Bra Day (tạm dịch: Ngày quốc tế không mặc áo ngực). National No Bra Day ra đời nhằm thúc đẩy nhận thực của mọi người về bệnh ung thư vú, kêu gọi mọi phụ nữ cần quan tâm đến việc tầm soát ung thư vú. Đồng thời tổ chức các sự kiện quyên góp tiền phục vụ nghiên cứu cho các hiệp hội, tổ chức phòng chống ung thư, cũng như hỗ trợ các bệnh nhân ung thư vú - những người đã phải cắt đi bộ ngực của mình.
2. Tác dụng của No Bra
Hàng ngày, cơ thể của chúng ta thường xuyên phải loại bỏ các độc tố qua da như mồ hôi, các khí thoát ra từ lỗ chân lông... Việc mặc áo ngực thường xuyên có thể khiến cho da bị bí, thoát mồ hôi kém, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại phát triển. Khi không mặc áo ngực, da sẽ trở nên thông thoáng hơn. Nhờ đó, quá trình loại bỏ độc tố này có thể diễn ra hiệu quả. Đồng thời, thông qua đó, nó còn tạo cơ hội cho hệ thống miễn dịch sản xuất kích thích tố miễn dịch của cơ thể, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và phòng tránh nguy cơ bệnh tật.
Mặc áo ngực thường xuyên là một trong những nguyên nhân khiến các mạch máu, nhất là bạch huyết bị tắc nghẽn. Điều này khiến nhiệm vụ “bảo vệ” vòng 1 bị suy giảm, dẫn đến tình trạng xơ cứng, u xơ, ung thư,... Bên cạnh đó, việc “thả rông vòng 1” cũng mang lại một số lợi ích khác như đảm bảo việc lưu thông máu ở ngực, giữ gìn da vùng ngực luôn căng bóng và không bị xỉn màu, ngủ ngon hơn, tránh nguy cơ phù nề và bệnh ung thư vú.
3. “No Bra” có hoàn toàn tốt không?
Như đã nói ở trên, “No Bra” là một phong trào được rất nhiều chị em phụ nữ trên khắp thế giới hưởng ứng vói thông điệp vì bình đẳng giới, nhằm ngăn ngừa nguy cơ gây Ung thư vú ở phu nữ. Tuy nhiên, nên chăng việc làm này cần được cân nhắc, bởi “nói không với áo ngực” không hẳn là hoàn toàn tốt.
- Việc để vòng 1 “tự do” cũng có thể khiến chúng bị chảy sệ và mất thẩm mỹ. Đặc biệt là đối với những bạn gái trong độ tuổi dậy thì, vòng 1 đang phát triển, việc sử dụng những chiếc áo chíp xinh xắn để nâng đỡ bầu ngực sẽ giúp cho vòng 1 được săn chắc và cân đối hơn. Trong trường hợp này nên lựa chọn áo ngực có kịch cỡ và chất liệu phù hợp để bảo vệ tốt nhất cho vòng 1.
- Phụ nữ trong quá trình mang thai và sau khi sinh con, vòng 1 thường căng và phát triển hơn bình thường. Việc sử dụng áo ngực hợp lý trong giai đoạn này là rất cần thiết. Đối với phụ nữ đang thời kì cho con bú, áo ngực không chỉ giúp vòng 1 tránh bị chảy sệ, mà còn có tác dụng ngăn cho sữa không bị thấm ra áo ngoài.
- Khi luyện tập thể thao, cần thiết phải sử dụng các loại áo lót chuyên dụng để bảo vệ vòng 1 không phải "vận động" quá sức, có thể dẫn đến tình trạng khó chịu, đau tức ngực, co kéo cơ lồng ngực...
- Song song đó, nếu chị em phụ nữ ra đường với bộ ngực “thả rông” mà không sử dụng miếng dán ngực để che đầu ti, hay mặc trang phục có chất liệu dày, có thể cũng không thực sự tự tin. Rõ ràng, không phải ai cũng sẵn sàng vứt bỏ chiếc áo chíp ở nhà và ra đường với phong cách như vậy. Nhiều chị em sẽ cảm thấy rất không thoải mái khi đứng trước đám đông, đặc biệt là những người có vòng 1 “khủng”.
Việc nói không với chiếc áo bra (áo ngực) thật ra lại có rất nhiều lợi ích cho bạn. Tuy nhiên các chị em phụ nữ cũng cần cân nhắc những thời điểm cần thiết phải mặc áo ngực. Theo tư vấn của chuyên gia, các bạn nữ không nên mặc áo ngực quá 12 giờ mỗi ngày. Thời gian tốt nhất để giúp vòng một thư giãn chính là buổi tối, lúc đi ngủ. Bên cạnh đó, hãy chú ý tới việc lựa chọn kích cỡ và chất liệu phù hợp để bảo vệ vòng một.
Chú thích
(*) Dịch từ nguồn Bra - Wikipedia
(*1) Dịch từ nguồn National Day Calendar