Niềng răng có làm răng yếu đi không?

Hiện nay, hầu hết mọi người đều niềng răng để có một hàm răng đều đặn và nụ cười đẹp hơn. Tuy nhiên, nhiều người còn do dự khi muốn niềng răng bởi họ lo ngại không biết niềng răng có làm răng yếu đi không. Hãy cùng tìm hiểu thông tin về quá trình niềng răng trong bài viết dưới đây.

Niềng răng có làm răng yếu đi không? Niềng răng có làm răng yếu đi không?

Hiện nay, hầu hết mọi người đều niềng răng để có một hàm răng đều đặn và nụ cười đẹp hơn. Tuy nhiên, nhiều người còn do dự khi muốn niềng răng bởi họ lo ngại không biết niềng răng có làm răng yếu đi không. Hãy cùng tìm hiểu thông tin về quá trình niềng răng trong bài viết dưới đây.

Niềng răng là gì?

Niềng răng là phương pháp nha khoa thẩm mỹ phổ biến hiện nay giúp sắp xếp lại răng ngay ngắn trên cung hàm cho các trường hợp bệnh nhân có tình trạng răng mọc lộn xộn, hô, móm, thưa, ... Niềng răng không chỉ có tính thẩm mỹ, mà còn giúp cho người niềng răng có khớp cắn chuẩn xác, căn chỉnh trục chân răng thẳng để tăng lực nhai. Khi niềng răng, nha sĩ sẽ sử dụng các khí cụ tháo lắp hay cố định để tác động lên răng một lực, giúp răng di chuyển về vị trí mong muốn.

vicare.vn-nieng-rang-co-lam-rang-yeu-di-khong-body-1

Niềng răng có làm răng yếu đi không?

Phần lớn mọi người lo lắng là niềng răng làm yếu răng, bởi rất nhiều người khi đi niềng răng phải nhổ răng, trong trường hợp răng mọc chen chúc, phức tạp. Ngoài ra, việc tác động lực lên răng bằng niềng răng khiến cho người bệnh cảm thấy răng đang bị kéo ra khỏi vị trí, và không còn chắc khỏe như trước. Tuy nhiên, nếu niềng răng đúng kỹ thuật và được thực hiện bởi bác sĩ có tay nghề cao, thì niềng răng hoàn toàn không làm răng yếu đi. Ngược lại, khi răng được căn chỉnh đều đặn, hàm răng sẽ vừa đẹp lại vừa chắc khỏe.

Tuy nhiên, nếu quy trình niềng răng không được thực hiện chuẩn xác, và bác sĩ không có tay nghề tốt thì rất có thể sau khi niềng răng, răng của bạn sẽ yếu đi. Niềng răng có thể làm yếu răng trong các trường hợp sau:

  • Quá trình chụp phim, thăm khám trước khi niềng răng không kỹ, dẫn đến chẩn đoán sai tình trạng răng và đưa ra phác đồ điều trị không phù hợp, khiến hàm và răng bị tổn thương.
  • Khi bác sĩ gắn mắc cài không đúng chuẩn, dây thun tạo ra lực kéo yếu, hoặc lực kéo mạnh, hoặc không tạo ra lực kéo đúng hướng khiến răng di chuyển lệch lạc. Khi răng di chuyển không đúng hướng sẽ làm răng ê buốt kéo dài. Còn khi chịu lực kéo quá mạnh có thể dẫn đến tụt lợi, tiêu xương ở ổ răng.
  • Thay thun hoặc lực kéo sớm khi hàm chưa ổn định, khiến cho xương hàm yếu đi hoặc bị tổn thương.
  • Bác sĩ không xử lý hết các vấn đề răng miệng trước khi niềng răng.
  • Trong quá trình niềng răng, người bệnh không chăm sóc răng miệng cẩn thận, ăn những đồ ăn làm tổn thương răng.

Để quá trình niềng răng không làm răng yếu đi, bạn cần lựa chọn phòng khám nha khoa và bác sĩ có uy tín khi quyết định niềng răng, và làm theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ khi niềng răng.

Xem thêm:

  • Niềng răng ẩn chứa nhiều nguy cơ hơn bạn tưởng
  • Tạm biệt niềng răng, cùng chào đón khay răng trong suốt
  • Niềng răng ở trẻ em - Những điều bạn cần biết