Niềng răng có an toàn không?
Bạn lo lắng về hàm răng, bạn tự ti trong giao tiếp, bạn khó hòa nhập cộng đồng khi kỹ năng giao tiếp kém chỉ vì hàm răng không đẹp.
Niềng răng có an toàn không?
Hay bạn muốn hàm răng thật sự hoàn hảo, bạn chọn phương pháp niềng răng nhưng lại lo sợ nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để trả lời câu hỏi niềng răng có an toàn hay không.
1. Đối tượng cần niềng răng
- Hàm răng khấp khểnh, chen chúc: bạn thường xuyên gặp khó khăn trong khi nhai thức ăn, cũng khó làm sạch khi vệ sinh răng miệng. Dẫn đến tình trạng sâu răng lâu ngày, chết tủy, viêm lợi, rụng răng. Lời khuyên tốt nhất nên đi niềng, nắn chỉnh răng để đảm bảo sức khỏe răng miệng.
- Răng sai khớp cắn, lệch lạc: Việc sai khớp cắn, lệch lại ngoài việc ảnh hưởng đến quá trình nhai thì kéo theo đó là hệ quả về hô hấp, tuần hoàn và phát âm trong ngôn ngữ cũng mang lại nhiều rắc rối. Bạn nên sớm đi điều chỉnh lại để có bộ hàm đẹp và không vì nó gây phiền phức ảnh hưởng tới công việc, mối quan hệ.
- Răng vẩu: Cái đẹp vẫn luôn được đề cao, nhiều người nhìn tướng phú quý hay không còn dựa vào hàm răng có đều đẹp thẳng như thế nào. Răng vẩu khiến bạn ngại giao tiếp, ngại cười, thường bị trêu chọc khi còn nhỏ. Lời khuyên là bạn hãy sớm đi khám nha sĩ và xin tư vấn về chỉnh hàm để thoát khỏi nỗi lo về răng miệng.
2. Những nguy cơ tiềm ẩn do niềng răng
- Thường xuyên nhiễm trùng răng, lợi
- Răng bị đau, nhức, ảnh hưởng đến tủy, chân răng do niềng sai lệch vị trí
- Chết tủy, rụng răng
3. Làm gì để hạn chế rủi ro
Trước khi quyết định niềng răng hay không, bạn hãy hỏi ý kiến một vài nha sĩ để được tư vấn tìm ra hướng điều chỉnh nha tốt nhất. Trong khi làm cần tuân thủ những thủ thuật yêu cầu của niềng răng. Sau khi điều trị cần tham khảo ý kiến nha sĩ về việc vệ sinh răng miệng, chăm sóc hàm răng đúng cách để tránh các biến chứng, rủi ro tới hàm răng. Khi có bất kỳ triệu chứng đau nhức răng cần báo ngay cho bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.