Nhược thị ở trẻ: Những điều cần lưu ý

Hàng năm, số lượng ca bệnh nhược thị ở trẻ là không hề nhỏ. Tình trạng này hoàn toàn có thể chữa trị hoàn toàn nếu được phát hiện sớm, nhận thức tăng lên, sàng lọc sớm, chẩn đoán và quản lý kịp thời, tuy nhiên nếu kéo dài sẽ rất khó chữa trị, nhất là khi não bộ của trẻ đã phát triển hoàn thiện.

Nhược thị ở trẻ: Những điều cần lưu ý Nhược thị ở trẻ: Những điều cần lưu ý

Vậy trong bài viết này, hãy cùng Vicare đi tìm hiểu thêm về nguyên nhân và cách điều trị chứng bệnh này nhé.

Chứng nhược thị ở trẻ là gì?

Chứng nhược thị ở trẻ là tình trạng thị lực không phát triển đúng cách trong thời thơ ấu. Sau bảy đến tám tuổi, sự phát triển của vùng não trẻ con điều khiển thị giác gần như hoàn thiện. Nếu não không nhận được hình ảnh rõ nét từ mắt trong giai đoạn trước, sẽ rất khó để cải thiện được tình trạng này sau khi vùng não xử lý hình ảnh đã phát triển hoàn thiện. Mắt trong trường hợp này được gọi là nhược thị, nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn tới nhược thị vĩnh viễn.

vicare.vn-nhuoc-thi-o-tre-nhung-dieu-can-luu-y-body-1

Triệu chứng của chứng nhược thị ở trẻ

Dù việc phát hiện sớm bệnh đóng một vai trò cực kỳ quan trọng, chứng nhược thị ở trẻ thường không được nhận biết do một bên mắt vẫn hoạt động bình thường, hầu như không có triệu chứng nào xuất hiện.

Bệnh chỉ được phát hiện khi thực hiện các kiểm tra mắt bằng thiết bị chuyên dụng. Một vài trường hợp cha mẹ có thể gặp tình trạng trẻ hay nheo mắt, sụp mí mắt hoặc một mắt có vẻ bị lệch.

Nguyên nhân của chứng nhược thị ở trẻ

Nguyên nhân của tình trạng này thường do sự chênh lệch về thị lực của 2 mắt, một mắt có tiêu cự tốt hơn mắt kia.

Khi não bộ nhận được tín hiệu hình ảnh từ cả 2 mắt, nó sẽ bỏ qua hình ảnh mờ. Nếu tình trạng này kéo dài trong thời gian dài, tầm nhìn của bên mắt mờ sẽ ngày càng tồi tệ hơn.

Trong một vài trường hợp khi mắt trẻ không nằm đúng vị trí, một mắt có thể quay ra hoặc quay vào so với mắt kia (mắt lác) cũng có thể dẫn tới tình trạng nhược thị. Vì 2 mặt không thể tập trung vào một hình ảnh cùng một lúc, não bộ sẽ thấy hình ảnh được nhân đôi lên.

Tất cả các nguyên nhân trên sẽ khiến não bỏ qua hình ảnh đến từ mắt có tầm nhìn kém. Mắt đó sẽ ngày càng suy giảm thị lực và dẫn tới tình trạng nhược thị ở trẻ.

Cách chẩn đoán nhược thị ở trẻ

Tất cả trẻ nên được kiểm tra mắt trước khi tới tuổi đi học. Việc kiểm tra để đảm bảo rằng ánh sáng đi qua mắt không bị chắn, 2 mắt có thị lực đồng đều nhau và mắt di chuyển, cử động bình thường. Nếu có bất cứ vấn đề gì, trẻ nên được đến khám ở các cơ sở chuyên khoa mắt.

Một số chuyên gia chăm sóc mắt nói rằng trẻ em nên được kiểm tra mắt vào lúc 6 tháng, 3 năm và sau đó mỗi năm khi chúng còn ở trường. Đặc biệt khi trong gia đình có tiền sử bị bệnh mắt, trẻ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Chẩn đoán và điều trị sớm là chìa khoá để có một kết quả điều trị tốt.

vicare.vn-nhuoc-thi-o-tre-nhung-dieu-can-luu-y-body-2

Điều trị nhược thị ở trẻ

Phương pháp phổ biến nhất là buộc não con của bạn bắt đầu sử dụng mắt yếu. Đầu tiên, bác sĩ sẽ khắc phục mọi vấn đề của bên mắt đó như cận thị, viễn thị hoặc loạn thị. Trẻ có thể đeo kính để giúp mắt tập trung hơn và hạn chế các tật. Nếu có tình trạng đục thuỷ tinh thể, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để loại bỏ.

Sau đó, một miếng che mắt được sử dụng để che bên mắt khoẻ mạnh. Bằng cách đó, não bộ sẽ bị ép phải sử dụng hình ảnh được cung cấp bởi bên còn lại. Ban đầu, việc này sẽ khá khó khăn tuy nhiên điều quan trọng là trẻ phải luôn đeo miếng che mắt. Có thể mất tới vài tuần hoặc vài tháng để thị lực của trẻ tốt hơn. Theo sát các hướng dẫn của bác sĩ và đưa trẻ đi khám định kỳ theo lịch để kiểm tra hiệu quả của phương pháp.

Trong trường hợp nhược thị nhẹ, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng thuốc nhỏ mắt atropine. Nó gây giãn đồng tử và làm mờ bên mắt khoẻ mà không cần sử dụng tới miếng che mắt.

Nếu mắt bị lác khiến một bên không thể chuyển động như bình thường, cần phải phẫu thuật để điều chỉnh lại trục của mắt.

Với việc chẩn đoán và điều trị sớm, hầu hết trẻ em sẽ cải thiện được thị lực. Chứng nhược thị trở nên khó điều trị hơn sau giai đoạn 7-9 tuổi, vì vậy hãy đưa trẻ đi khám mắt sớm và làm theo lời khuyên của bác sĩ về việc điều trị, ngay cả khi nó khó khăn. Hầu hết trẻ em không muốn đeo miếng che mắt mỗi ngày, vì vậy atropine có thể là một lựa chọn tốt hơn nếu được sự đồng ý từ bác sĩ.

Xem thêm:

  • Bệnh nhược thị có bắt buộc đeo kính không?
  • Miếng dán mắt chữa nhược thị
  • Chữa nhược thị ở đâu tốt?