Những yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ sơ sinh
Cân nặng của trẻ sơ sinh là một trong những điều mà bà bầu nào cũng cần quan tâm. Theo bảng tính cân nặng của trẻ sơ sinh tiêu chuẩn ở nước ta, các bé sơ sinh sẽ có cân nặng mức trung bình là 3-3,2 kg.
Những yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ sơ sinh
Cân nặng của trẻ sơ sinh là một trong những điều mà bà bầu nào cũng cần quan tâm. Theo bảng tính cân nặng của trẻ sơ sinh tiêu chuẩn ở nước ta, các bé sơ sinh sẽ có cân nặng mức trung bình là 3-3,2 kg. Ở các nước phương Tây, con số này sẽ lớn hơn một chút. Vậy nên chăm sóc thai nhi như thế nào để trẻ sơ sinh khi sinh ra sẽ có mức cân nặng đạt tiêu chuẩn là vấn đề băn khoăn của rất nhiều bà mẹ.
Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng, cân nặng của trẻ sơ sinh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố chứ không hoàn toàn là co cách chăm sóc thai nhi của các mẹ. Dưới đây, HoiBenh sẽ liệt kê ra một số yếu tố chính tác động đến cân nặng của trẻ sơ sinh để các mẹ bầu được biết và tham khảo:
Các yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ sơ sinh
- Yếu tố di truyền, nòi giống, chủng tộc: Cân nặng trung bình của trẻ sơ sinh ở Việt Nam là từ 3-3,2 kg như đã nói ở trên. Con số này cũng chịu ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền của các thành viên trong nhà như anh, chị em...
- Sức khỏe và thể lực của bà mẹ: Hai bà mẹ có chế độ dinh dưỡng như nhau nhưng bà mẹ nào cao lớn, khỏe mạnh hơn thì con sinh ra cũng thường to khỏe hơn.
- Mức độ tăng cân của mẹ trong thai kỳ: Trong thời gian mang thai, bà mẹ nào tăng nhiều cân cũng có khả năng sinh con có cân nặng lớn hơn so với những bà mẹ tăng ít cân.
- Thứ tự sinh: Con thứ (con rạ) thường có cân nặng lớn hơn các anh chị của mình.
- Điều kiện sức khỏe của bà mẹ: Nếu mẹ bị béo phì, đặc biệt là bệnh tiểu đường thì cân nặng của con sẽ vượt quá mức bình thường.
- Số lượng thai trong bụng mẹ: Nếu mẹ mang song thai hay đa thai thì thường mỗi thai nhi khi sinh ra sẽ có cân nặng nhỏ hơn chỉ số trung bình trong bảng tính cân nặng của trẻ sơ sinh tiêu chuẩn.Những lưu ý về cân nặng của trẻ sơ sinh mẹ bầu cần chú ý
Cân nặng của trẻ sơ sinh lớn chưa hẳn là bé đã khỏe mạnh. Trong một số trường hợp, mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường và có lượng đường huyết rất cao, do đó con sinh ra thường sẽ nặng cân. Tuy nhiên, các bé này thường có sức khỏe rất yếu, dễ bị hạ đường huyết ngay sau khi sinh và có tỷ lệ tử vong cao (người ta thường gọi là người khổng lồ chân đất sét).
Thai quá lớn sẽ dễ gây khó khăn cho người mẹ trong quá trình sinh nở. Ngoài ra, trẻ sơ sinh với cân nặng lớn hơn bình thường dễ bị mắc các bệnh về đường tiêu hóa, tiểu đường, thậm chí là ung thư. Do đó cần có chế độ chăm sóc và điều trị đặc biệt để đảm bảo sự phát triển bình thường cho những bé này.
Tuy nhiên, thai quá nhỏ lại có những bất lợi như trẻ sinh ra dễ bị suy dinh dưỡng, ốm yếu, sức đề kháng kém, trí thông minh thấp, mức độ tập trung không cao và thường bị phản ứng thái quá với những cảm xúc bình thường trong cuộc sống.Đảm bảo cho thai nhi phát triển với cân nặng tiêu chuẩn
Không nên hạn chế ăn uống khi sợ sinh con quá cân. Việc ăn uống của thai phụ là để cung cấp cấp dinh dưỡng cho cả 2 người, do đó người mẹ đương nhiên phải ăn nhiều hơn, đặc biệt trong những tháng cuối thai kỳ. Thay vì giảm chế độ ăn uống xuống, các bà bầu nên quan tâm tới việc ăn gì tốt cho thai nhi để bé sinh ra được khỏe mạnh.
Ăn đa dạng các loại thức ăn như cơm, thịt, trứng, sữa, cá, tôm, rau củ quả và không cần kiêng khem bất cứ thực phẩm nào nếu cơ thể người mẹ khỏe mạnh. Nếu hạn chế việc ăn uống thì sức khỏe của thai phụ sẽ không đảm bảo, sinh đẻ khó khăn và không đủ sữa nuôi con. Về phía con, thai nhi sẽ bị suy dinh dưỡng ngay trong tử cung và dễ gây chuyển dạ, đẻ non.
Tuyệt đối tránh những loại thực phẩm không tốt khi mang thai như thuốc lá rượu bia và các chất kích thích. Chúng không chỉ ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ sơ sinh mà còn đối với cả trí tuệ của bé sau này.
Thường xuyên đi khám thai để kiểm tra tình hình cân nặng của con. Nếu bác sĩ cho rằng thai của bạn nhỏ dưới mức trung bình, hãy làm xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân của vấn đề này, từ đó có những biện pháp khắc phục như thay đổi chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và luyện tập đều đặn hơn để đảm bảo cân nặng cho trẻ sơ sinh cũng như giúp cho bà mẹ có một vóc dáng “thon thả”, khỏe mạnh, chuẩn bị cho quá trình sinh nở và cho con bú.