Những yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi

Cân nặng của thai nhi luôn là vấn đề mà các mẹ quan tâm mong chờ từng ngày. Cân nặng của thai nhi đánh giá được mức độ phát triển của thai nhi vì thế bố mẹ cần phải để ý những thay đổi về cân nặng của thai nhi để biết được những yếu tố, hoạt động của mẹ liên quan đến sự ảnh hưởng cân nặng của thai nhi.

Những yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi Những yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi

Những yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi

Thể chất của cha mẹ

- Theo các nghiên cứu khoa học cho thấy: Yếu tố di truyền từ cha mẹ quyết định 23% vóc dáng của trẻ sau này, chính vì vậy nếu cha mẹ cao to thì thường con chào đời cũng có vóc dáng lớn hơn so với tiêu chuẩn trung bình và ngược lại.

- Tuy nhiên, di truyền không phải là yếu tố quyết định chính sự phát triển về mặt chiều cao cũng như cân nặng của trẻ sau này mà các yếu tố quan trọng khác cũng có tầm ảnh hưởng vô cùng mật thiết chính là: Chế độ dinh dưỡng cho bé và yếu tố môi trường thói quen sinh hoạt của trẻ.

vicare.vn-nhung-yeu-to-anh-huong-den-can-nang-cua-thai-nhi-body-1

Thời gian mang thai

Giai đoạn thai kỳ là giai đoạn rất quan trọng và có liên qua chặt chẽ đến sự phát triển về mặt chiều cao và cân nặng của trẻ. Những bé sinh đủ ngày, đúng tháng hay lâu hơn thời gian dự sinh sẽ luôn lớn hơn những bé sinh non (thiếu tháng). Chính vì vậy, những bé sinh non luôn cần chế độ chăm sóc dinh dưỡng đặc biệt để đảm bảo bé phát triển bình thường và khỏe mạnh sau này.

Thứ tự sinh của bé

Con đầu lòng thường có xu hướng nhỏ hơn so với các bé sinh sau này.

Sức khỏe của mẹ trong thai kỳ

- Trong giai đoạn thai kỳ mẹ bị stress căng thẳng, bệnh cao huyết áp, thường xuyên sử dụng các chất kích thích (thuốc lá, rượu, bia, cafe,...) sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

- Ngoài ra nếu người mẹ có biểu hiện thừa cân béo phì khi mang thai thì bé sinh ra sẽ có cân nặng lớn hơn so với chuẩn trung bình.

Song sinh

Mang thai đôi trở lên cũng có tầm ảnh hưởng lớn đến vóc dáng của bé sau khi chào đời. Nếu mẹ mang thai sinh đôi hoặc sinh ba hay nhiều hơn thì các bé khi mới sinh thường tương đối nhỏ. Khi còn trong bụng mẹ, các bé không chỉ phải chia sẻ không gian phát triển trong tử cung, dinh dưỡng mẹ cung cấp qua nhau thai mà các bé còn phải đối mặt với các nguy cơ sinh non dẫn đến tình trạng các bé song sinh khi sinh ra thường tương đối nhỏ và yếu hơn các bé khác. Đây cũng là một điểm đáng chú ý cho các mẹ mang thai sinh đôi, sinh ba để có những biện pháp can thiệp sớm về dinh dưỡng, y tế ngay từ khi mang thai nhằm giúp các bé được phát triển tốt nhất.

Giới tính của bé

Bé gái thường sẽ có chiều cao và cân nặng thấp hơn so với các bé trai.

Sức khỏe của bào thai

Dị tật bẩm sinh, nhiễm trùng hay các yếu tố khác làm ảnh hưởng đến sức khỏe bào thai cũng sẽ làm ảnh hưởng đến cân nặng sơ sinh của bé và sự tăng trưởng, phát triển của bé sau này.

Dinh dưỡng trong thai kỳ

- Khi mang thai mà chế độ dinh dưỡng của mẹ nghèo nàn không đủ dưỡng chất thì rất khó để thai nhi phát triển tối ưu nhất.

- Quá trình mang thai là 1 trong 3 giai đoạn rất quan trọng để trẻ phát triển chiều cao tối ưu nhất.

vicare.vn-nhung-yeu-to-anh-huong-den-can-nang-cua-thai-nhi-body-2

​Tại sao cần phải để ý những yếu tố thay đổi cân nặng của thai nhi

Cân nặng của thai nhi luôn cho thấy được sự phát triển từng ngày của thiên thần nhỏ trong bụng mẹ vì thế cần phải quan sát sự thay đổi về cân nặng của thai nhi để có thể biết và bổ sung dinh dưỡng kịp thời cho thai nhi.

Thai nhỏ quá dẫn đến nguy cơ bé bị suy dinh dưỡng, yếu ớt khi lớn lên, dễ bị viêm phổi, sức đề kháng kém, chỉ số thông minh thấp hơn bạn bè, dễ bị kích động và khó tập trung...

Nếu bác sĩ cho rằng thai nhi của bạn dưới mức trung bình thì hãy làm các xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân nào dẫn đến điều này - chức năng của nhau thai có tốt không, có vận chuyển đủ các chất dinh dưỡng đến thai không, dây rốn có gặp phải vấn đề gì không, chế độ dinh dưỡng của mẹ đã đúng hay chưa, mẹ có thường xuyên bị căng thẳng hay không. Xác định được nguyên nhân, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách điều chỉnh phù hợp chẳng hạn như thay đổi chế độ ăn, áp dụng các biện pháp thư giãn, nghỉ ngơi, điều trị nếu cần thiết.

Nhưng thai lớn quá cũng không tốt, có nhiều nguy cơ chẳng hạn sẽ gây khó khăn cho mẹ trong quá trình chuyển dạ và sinh nở, bản thân bé cũng dễ bị các vấn đề sức khỏe dù có vẻ ngoài “cồng kềnh”, bé dễ bị các bệnh mãn tính như tiểu đường, bệnh đường tiêu hóa, thậm chí bị tăng nguy cơ mắc ung thư... Mẹ cũng cần lập tức phối hợp chặt chẽ với bác sĩ để cố gắng điều chỉnh lại cân nặng của mình và con.

vicare.vn-nhung-yeu-to-anh-huong-den-can-nang-cua-thai-nhi-body-3

Để bảo đảm cân nặng chuẩn cho con, HoiBenh khuyên các mẹ:

- Bỏ quan niệm ăn thiệt nhiều cho 2 người, nhưng cũng đừng kiêng khem ăn uống. Dù không phải là ăn gấp đôi khẩu phần nhưng mẹ bầu cũng cần tiếp nhận lượng dinh dưỡng nhiều hơn bình thường, khoảng 25%. Thực đơn của mẹ cần đa dạng, đầy đủ các nhóm chất - chất khi này là vấn đề đáng quan tâm hơn là lượng;

- Tránh những loại thực phẩm không tốt khi mang thai, tuyệt đối không hút thuốc lá, uống rượu;

- Điều chỉnh cường độ làm việc phù hợp;

- Vận động, tập luyện đều đặn để đảm bảo sức khỏe và “giữ dáng” cho cả hai mẹ con;

- Khám thai đều đặn, phòng ngừa và kiểm soát các bệnh có thể ảnh hưởng đến cân nặng của con, chẳng hạn như tiểu đường thai kỳ.

Xem thêm:

  • Kích thước và cân nặng thai nhi qua từng tuần tuổi
  • Cách tính cân nặng của thai nhi theo chỉ số siêu âm