Những việc cần làm trước khi vào phòng mổ đẻ
Hiện nay y học phát triển, sinh mổ không còn là điều đáng lo ngại đối với các bà bầu. Tuy nhiên, theo thống kê tỷ lệ các mẹ bầu chọn sinh mổ không ngừng gia tăng do nhiều nguyên nhân. Vì vậy những việc cần làm trước khi vào phòng mổ đẻ rất quan trọng đối với các bà bầu.
Những việc cần làm trước khi vào phòng mổ đẻ
1. Uống thật nhiều nước
Sau khi sinh nở các bà mẹ phải sử dụng nhiều thuốc giảm đau nên thường dẫn đến tình trạng táo bón. Vì vậy các bà bầu cần phải uống nước nhiều trong lúc mang thai và đặc biệt là những ngày gần sinh. Bên cạnh đó cũng cần bổ sung thêm nhiều chất xơ có từ các loại rau xanh để tránh bị táo bón trong thai kỳ và sau sinh.
2. Luyện tập thể dục đều đặn
Các bà bầu nên thường xuyên luyện tập thể dục thể thao như: yoga, đi bộ, múa bale... sẽ giúp cơ bụng mẹ săn chắc và sớm phục hồi sức khỏe sau ca sinh nỡ.
3. Chuẩn bị bữa ăn phù hợp
Đã có nhiều trường hợp thai phụ phải dùng đến thuốc xổ trước sinh hoặc bị nôn ói khi chuẩn bị vào phòng sinh do ăn uống không đúng cách. Vì vậy chế độ ăn uống trước khi sinh đóng vai trò không nhỏ. Nên cho các bà bầu ăn uống nhẹ nhàng, tránh ăn đồ cay nóng hoặc các gia vị gây ợ hơi trước khi sinh và tuyệt đối không được nhịn ăn trước khi vào phòng mổ.
4. Chuẩn bị sẵn đồ đi đẻ
Trong thực tế các bà bầu sau khi sinh đều phải ở lại bệnh viện khoảng 3-4 ngày. Cho nên việc chuẩn bị đồ dùng đi đẻ mổ rất cần thiết như: mang thêm nhiều quần áo, tã, khăn, cho bé và mẹ để tránh tình trạng thiếu đồ khi phải ở lại viện lâu ngày.
5. Lên kế hoạch để sinh nở
Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về kế hoạch trước khi sinh nở như: yêu cầu trong ăn uống, chuẩn bị trước khi sinh nở. Đồng thời cần tìm hiểu về vấn đề liên quan đến ca sinh nở như gây tê màng cứng, ai sẽ là người cắt dây rốn cho con, chọn bác sĩ mổ đẻ
6. Chuẩn bị tinh thần
Sau khi sinh, người mẹ phải mất 1 tuần đầu để phục hồi sức khỏe và việc gọi sữa về cũng không đơn giản như mẹ đẻ thường. Cho nên việc chuẩn bị tinh thần trước khi sinh đẻ là rất quan trọng tránh trường hợp mẹ bị mệt mỏi, thiếu sức.
7. Trang bị kiến thức về sinh mổ
Trong quá trình sinh mổ, các bác sĩ sẽ rạch một đường trên bụng và tử cung của mẹ để lấy em thai nhi ra. Hầu hết các ca sinh mổ đều do sinh khó nhưng hiện nay đã có nhiều người chọn sinh mỗ thay vì sinh thường. Lúc sinh mổ các bà bầu sẽ được gây tê cục bộ nên mẹ bầu vẫn có thể tỉnh táo suốt thời gian phẫu thuật nhờ mũi tiêm gây tê cột sống khiến mẹ bầu không có cảm giác đau đớn.
8. Chuẩn bị khi bước vào sinh mổ
Theo thống kê đã có khoảng 10% ca sinh mổ gặp tình trạng bất thường. Việc sinh mỗ đang được áp dụng rất nhiều, một ngày các bác sỹ có thể thực hiện khoảng 3 ca. Vì vậy, nếu quyết định sinh mổ, bạn nên cân nhắc một số vấn đề như:
- Bà bầu muốn được gây tê hay gây mê trong khi phẫu thuật
- Nếu có thể ẵm bé ngay, bạn muốn ai sẽ là người giữ bé trong lúc bạn ở trong phòng hồi sức
- Bạn muốn ở cạnh ai trong quá trình phẫu thuật, thông thường chỉ một người được phép vào và có thể là chồng, mẹ hoặc bạn bè của bạn.
- Bạn nên tìm hiểu những phương pháp giảm đau sau sinh.
9. Chuẩn bị trước khi nằm lên bàn mổ
- Dọn sạch “cỏ”: Trong quá trình sinh mổ, bác sĩ sẽ thực hiện một vết rạch xuống vùng bụng dưới của bà bầu. Cho nên các bà bầu phải dọn sạch vùng dưới của mình để tránh nguy cơ bị nhiễm trùng, nếu mẹ có vùng bụng dưới lác đác vài sợi thì có thể bỏ qua.
- Không dùng mỹ phẩm và trang sức: Trang điểm, sơn móng tay hoặc đồ trang sức đều không cần thiết ngược lại còn cản trở quá tình sinh mỗ.
- Không nên lo lắng về thời trang: Các bà bầu chỉ cần chọn cho mình những trang phục thoải mái là được không cần đẹp và cầu kì.
- Tuyệt đối không được ăn uống: Ít nhất 6 giờ trước khi sinh mổ, các mẹ bầu không được ăn bất cứ thứ gì vì cần gây tê sau đó.
- Phải vượt qua tâm lý sợ sinh mổ.
Trên đây là những việc cần làm trước khi vào phòng mổ đẻ mà HoiBenh chia sẽ cho các bà bầu tham khảo để chuẩn bị sinh đẻ thuận lợi, dễ dàng hơn.
Xem thêm:
- Đau vết mổ đẻ khi mang thai lần 2 phải làm sao?
- Thai kỳ ở tuần tuổi bao nhiêu thì có thể mổ đẻ