Những trường hợp chữa ung thư phổi thành công nhờ thực dưỡng
Ung thư nói chung và ung thư phổi nói riêng từ lâu đã bị coi là căn bệnh “vô phương cứu chữa”. Tuy nhiên, trên thực tế có những bệnh nhân bị ung thư phổi đã thoát khỏi căn bệnh này một cách “kỳ diệu”, vậy điều “kỳ diệu” này đến từ đâu? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Những trường hợp chữa ung thư phổi thành công nhờ thực dưỡng
Ung thư nói chung và ung thư phổi nói riêng từ lâu đã bị coi là căn bệnh “vô phương điều trị”. Tuy nhiên, trên thực tế có những bệnh nhân bị ung thư phổi đã thoát khỏi căn bệnh này một cách “kỳ diệu”, vậy điều “kỳ diệu” này đến từ đâu? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Trường hợp 1: Ông Nguyễn Minh Tuấn ở quận Ba Đình, T.P Hà Nội
Cuối năm 1983, ông Tuấn bị chuẩn đoán mắc ung thư phổi, khi đó đường kính khối u là 5cm, dù được chăm sóc đặc biệt ở bệnh viện Trung ương Quân đội 108 nhưng bệnh tình không hề giảm nhẹ. Ông Tuấn khi đó là cán bộ tại chính bệnh viện 108, ông tự biết rằng nếu điều trị tại bệnh viện thì cùng lắm cũng kéo dài được sự sống thêm vài năm nữa, vì thế, sau khi nghe được các thông tin về phương pháp chiến thắng ung thư phổi nhờ thực dưỡng, ông lập tức xin ra viện bất chấp sự can ngăn của vợ con và nhiều đồng nghiệp khác.
Dù chỉ mới nghe qua về phương pháp đặc biệt này, trong khi thông tin thời đó còn ít, rất ít người biết về giáo sư Ohsawa và phương pháp điều trị bệnh bằng thực dưỡng của ông, thế nhưng ông Tuấn lại có một niềm tin mãnh liệt vào phương pháp tưởng chừng rất kì lạ này. Và quả thực, ông Tuấn đã thoát khỏi căn bệnh ung thư phổi đáng sợ và sống khỏe mạnh đến tận hôm nay.
Nhớ lại quãng thời gian điều trị bệnh theo phương pháp thực dưỡng Ohsawa, ông Tuấn vẫn nhớ như in. Ông kể, ngày đó ông chỉ ăn bữa sáng và bữa trưa bằng gạo lứt và muối vừng 100%, riêng bữa tối thì ông nhịn, ngày Chủ Nhật thì ông không ăn gì thêm, chỉ uống nước; sau 4 tháng ông đã giảm 25kg nhưng khối u thì đã biến mất hoàn toàn. Ông cũng nói, ngày đó thấy khối u biến mất cũng mừng lắm, nhưng hiểu rõ điều trị bệnh phải chữa nên quyết tâm tiếp tục theo đuổi phương pháp điều trị ung thư phổi bằng thực dưỡng. Trải qua 40 ngày nhịn ăn , chỉ nhấp chút nước khi thấy khát, cơ thể ông đã hoàn toàn khỏe mạnh.
Trường hợp 2: Ông Vũ Văn Đãng ở Phú Thọ, chị Nguyễn Xuân Giang ở Sài Gòn và một số trường hợp khác.
Tìm hiểu về thực dưỡng Ohsawa mới có nhiều người vỡ lẽ ra, phương pháp này không quá cao siêu, không quá tốn kém và xa tầm với. Đơn giản, giáo sư người Nhật Sakurazawa Nyoichi (George Ohsawa)– người khám phá ra và phát triển thực dưỡng Ohsawa trên nguyên lý cân bằng Âm – Dương của cơ thể, lắng nghe cơ thể và nạp vào lượng thức ăn vừa đủ. Ohsawa cho rằng yếu tố căn bản nhất để có cuộc sống khỏe mạnh là lựa chọn thực phẩm đúng, cách chế biến và ăn uống cũng cần đúng cách.
Từ năm 1963, phương pháp thực dưỡng Ohsawa bắt đầu được biết đến ở Việt Nam và ngày càng được nhiều bệnh nhân bị ung thư, đặc biệt là ung thư phổi áp dụng. Áp dụng phương pháp điều trị bệnh này, người bệnh chỉ ăn gạo lứt, muối mè và một chút rau không có phân bón hóa học, khi ăn phải nhai thật kỹ, ăn từng chút một, lượng thức ăn chỉ vừa đủ với nhu cầu của cơ thể, không ăn no, chỉ uống chút nước khi thấy khát.
Ngoài ra, người sử dụng phương pháp điều trị bệnh ung thư phổi nhờ thực dưỡng còn cần chú ý tuyệt đối không nên dùng hoá chất, ngay cả các hoá chất được cấp phép sử dụng như đường tinh luyện, đường cát trắng. Người bệnh cần tránh ăn đường vì chúng mang tính âm khiến cơ thể trở nên mệt mỏi, chán nản và dễ sinh bệnh tật, trong khi đó gạo lứt không đủ sức hoá giải những hoá chất “tính âm” trong bánh kẹo cũng như thực phẩm được chế biến sẵn. Cùng với đó, người bệnh cũng không được uống nước quá lạnh, nước đá vì những loại nước này có thể làm trì trệ sự tiêu hóa.
Dù không phải 100% bệnh nhân ung thư áp dụng phương pháp thực dưỡng đều thoát khỏi căn bệnh hiểm nghèo này, nhưng đến nay, phương pháp thực dưỡng Ohsawa chữa ung thư vẫn còn đang tiếp tục được nghiên cứu và trở thành niềm hi vọng của nhiều bệnh nhân ung thư trên toàn thế giới.
Ghi chú: Bài viết mang tính chất tham khảo độc giả vui lòng cân nhắc trước khi sử dụng phương pháp điều trị bệnh