Những triệu trứng của bệnh thoái hóa khớp háng
Các triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp háng là bị đau vùng bẹn, đi khập khiễng, khó giạng hay khép háng, gập đùi vào bụng, ngồi xổm, lên xe đạp,...
Những triệu trứng của bệnh thoái hóa khớp háng
Trong giai đoạn đầu, các triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp háng là bị đau vùng bẹn, sau đó lan xuống đùi, đi khập khiễng, khó thực hiện một số động tác như: giạng hay khép háng, gập đùi vào bụng, ngồi xổm, lên xe đạp, ngồi kiểu cưỡi ngựa,... Sau đó, mức độ đau tăng dần gây khó khăn khi đi lại và có thể gây teo cơ ở mông và đùi, hẹp khe khớp, mọc gai xương, biến dạng khớp,....
Cũng như các khớp chịu tải khác, khớp háng cũng có nguy cơ bị “hao mòn” do quá trình thoái hóa. Hậu quả của trình thoái hóa khớp háng là lớp sụn nhẵn bóng bao bọc đầu chỏm xương đùi và mặt trong của ổ cối bị mòn dần, đến lúc mất hết lớp sụn, bệnh nhân đau, đi lại rất khó khăn. Thoái hóa khớp háng là một bệnh thường gặp ở người cao tuổi thế nhưng hiện nay một điều đáng buồn đó là việc tỷ lệ người trẻ tuổi mắc các bệnh về xương khớp ngày càng tăng lên do bị chấn thương hoặc sinh hoạt không lành mạnh.
Thoái hóa khớp háng được chia làm hai loại là nguyên phát và thứ phát. Thoái hóa háng nguyên phát thường gặp ở người trên 50 tuổi thường do quá trình thoái hóa tự nhiên của cơ thể. Thoái hóa háng thứ phát hay sảy ra sau những chấn thương hoặc những biến dạng gặp phải như: gãy cổ xương đùi, trật khớp háng...Thoái hóa khớp háng khiến người bệnh đi lại khó khăn do khớp này gánh trọng lượng cơ thể nhiều nhất.
Dưới đây là những triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh thoái hóa khớp háng:
1. Lâm sàng:
Đau là triệu chứng lâm sàng thường thấy nhất của bệnh thoái hóa xương khớp. Đau xuất hiện từ từ và tăng dần theo thời gian, đau từ bẹn lan xuống mặt đùi, có đau ở vùng mông lan xuống mặt sau của đùi. Cơn đau tăng lên khi đi lại nhiều, đứng ngồi quá lâu hoặc thay đổi tư thế. Thay đổi thời tiết có thể tăng cơn đau lên nhất là khi chuyển từ nóng sang lạnh.
Trong giai đoạn đầu, bệnh nhân thoái hóa khớp háng bị đau vùng bẹn, sau đó lan xuống đùi, đi khập khiễng, khó thực hiện một số động tác như: giạng hay khép háng, gập đùi vào bụng, ngồi xổm, lên xe đạp, ngồi kiểu cưỡi ngựa,... Sau đó, mức độ đau tăng dần gây khó khăn khi đi lại và đến giai đoạn nặng,thoái hóa khớp háng có thể gây teo cơ ở mông và đùi, hẹp khe khớp, mọc gai xương, biến dạng khớp,....
2. Cận lâm sàng:
Xquang khớp háng:
-Hẹp khe khớp.
-Đặc xương dưới sụn: thấy cả trên chỏm xương đùi và trên ổ cối xương chậu, trong phần xương đặc thấy một số hốc nhỏ tròn hoặc hình trứng đường kính 2 – 3 mm, có thể to hơn và thông vào ổ khớp.
-Mọc gai xương: gai mọc ở giới hạn ngoài của sụn khớp, thường thấy ở các vị trí như phần mái của ổ cối, quanh lổ dây chằng tròn, phần giữa ổ cối.
-Biến dạng khớp: thương tổn thoái hóa nặng có thể biến dạng chỏm xương đùi và ổ cối xương chậu, nhưng không bao giờ có hình ảnh dính khớp hoàn toàn.
Quá trình thoái hóa khớp háng diễn ra âm thầm bên trong khớp, dần bào mòn và phá hủy lớp sụn bao phủ đầu xương, làm mất chức năng phân tán lực và bảo vệ đầu xương. Và chỉ khi những cơn đau đớn kéo dài, không thể tiếp tục công việc, hạn chế vận động, có khi đến mức không thể tự thực hiện được những sinh hoạt cá nhân tối thiểu... người bệnh mới cầu cứu bác sĩ. Và khi đó bệnh đã trở nên nặng và khó chữa hơn.
Do vậy, mỗi người cần chú ý những thay đổi dù là nhỏ nhất của cơ thể mình để có thể phát hiện và điều trị bệnh kịp thờitránh những hậu quả nặng nề về sau.