Những thông tin về xét nghiệm giang mai bạn phải biết
Xét nghiệm giang mai gồm có xét nghiệm RPR và TPHA. Những xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán được bạn có mắc bệnh giang mai hay không? Vậy kết quả xét nghiệm như thế nào là mắc bệnh giang mai? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của HoiBenh.
Những thông tin về xét nghiệm giang mai bạn phải biết
Xét nghiệm giang mai là gì?
Xét nghiệm giang mai là quá trình bác sĩ tiến hành làm các test RPR ( Rapid Plasma Reagin) hay VDRL và TPHA ( Treponema Pallidum Haemagglutination Assay). Trong khi TPHA là test đặc hiệu thì RPR là ngược lại.
Xét nghiệm RPR và TPHA là gì?
Xét nghiệm RPR
Phương pháp này áp dụng cho những người mắc bệnh giang mai lây qua đường tình dục. Xét nghiêm RPR được dùng để sàng lọc kháng thể trong máu. Nếu như kết quả xét nghiệm RPR là âm tính (-) thì có nghĩa là bạn không mắc giang mai còn nếu như RPR dương tính (+) thì khả năng bạn mắc bệnh giang mai lên đến trên 90% ( 96%).
Xét nghiệm TPHA
Phương pháp này chỉ được dùng để xét nghiệp giang mai sau khi có kết quả RPR dương tính. Trong trường hợp kết quả TPHA dương tính thì nguy cơ mắc bệnh giang mai của bạn có thể lên đến 98.5%. Còn nếu kết quả TPHA dương tính nhưng bạn chưa quan hệ tình dục thì cần phải làm thêm xét nghiệm FTA – ABS để phân biệt giang mai với các bệnh nhiễm trùng khác.
Xét nghiệm chẩn đoán bệnh giang mai ở các giai đoạn
Giai đoạn 1
Vì lúc này biểu hiện của bệnh giang mai chưa rõ ràng nên việc tiến hành làm các xét nghiệm giang mai sẽ vô cùng phức tạp và có kết quả thường không chính xác, nó rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh xã hội khác như sùi mào gà, lậu hay mụn rộp sinh dục....Chính vì thế mà ở giai đoạn này các bác sĩ sẽ kiểm tra bệnh bằng cách sử dụng phương pháp soi trên kính hiển vi để tìm xoắn khuẩn giang mai. Mẫu phẩm thường được các bác sĩ lấy từ những vết loét trên cơ thể của người bệnh. Việc tiến hành kiểm tra bằng kính hiển vi ở giai đoạn này là cách chẩn đoán bệnh khá chính xác.
Giai đoạn 2
Vì giai đoạn này bệnh giang mai đã có những biểu hiện rõ ràng nên việc chẩn đoán bệnh cũng sẽ diễn ra dễ dàng hơn. Cụ thể các bác sĩ sẽ tiến hành làm phương pháp thử kháng thể bằng các xét nghiệm giang mai là RPR hoặc VDRL. Nếu như kết quả xét nghiệm cho âm tính nghĩa là bạn không mắc bệnh và ngược lại.
Giai đoạn cuối
Vào giai đoạn này thì xoắn khuẩn giang mai đã xâm nhập vào hệ thống thần kinh cho nên các bác sĩ sẽ phải tiến hành làm các xét nghiêm RPR dịch não tủy để có thể tìm ra xoắn khuẩn.
Các trường hợp đặc biệt
- Phụ nữ mang thai nhiễm giang mai: Các bác sĩ sẽ tiến hành làm xét nghiệm RPR nước ối.
- Trẻ sơ sinh có mẹ nhiễm giang mai: Có thể sẽ phải làm xét nghiệm RPR để kiểm tra xem thai nhi có bị lây giang mai từ người mẹ sang không.Một số lưu ý khi xét nghiệm giang mai
- Với các trường hợp bị giang mai thần kinh thì cần phải làm xét nghiệm RPR dịch não tủy – là xét nghiệm kháng thể xoắn giang mai ở trong dịch não tủy.
- Với những trẻ sơ sinh được sinh ra từ người mẹ mắc bệnh giang mai nhưng không bị lây nhiễm.Khi làm xét nghiệm RPR lại cho kết quả (+) thì nhất thiết cần phải làm xét nghiệm thêm bằng TPHA. Nếu trường hợp trẻ có chỉ số RPR cao hơn mẹ, thậm chí có thể cao hơn 4 lần, thì khả năng cao trẻ đã bị nhiễm bệnh từ mẹ, lúc này cần phải làm hỗ trợ điều trị ngay.
- Cũng có một vài trường hợp xét nghiệm dương tính là giả như : bệnh nhân mắc bệnh ung thư, do tuổi tác, sinh lý, sản phụ... Đối với những trường hợp này nên phải chẩn đoán thận trọng và làm thêm các xét nghiệm khẳng định và sàng lọc khác.
- Trong trường hợp làm xét nghiệm giang mai khẳng định bạn bị bệnh thì phải theo dõi động thái diễn biến của bệnh, đặc biệt là với các thai phụ. Khi đó, bệnh nhân nên làm xét nghiệm mỗi tháng 1 lần.
Như vậy, xét nghiệm giang mai có thể giúp chẩn đoán nguy cơ mắc bệnh của bạn. HoiBenh khuyên bạn nếu như nghi ngờ mình có những dấu hiệu mắc bệnh thì nên đi tiến hành xét nghiệm để phát hiện bệnh sớm và nhận sự hỗ trợ điều trị kịp thời.Xét nghiệm chẩn đoán giang mai tại HoiBenh Home
Với xét nghiệm chẩn đoán giang mai, không phải ai cũng muốn đến bệnh viện làm, một phần vì e ngại, không muốn công khai lý lịch cá nhân, một phần vì bệnh viện luôn quá tải, sẽ rất mất công phải chờ đợi đến lượt. Vậy tại sao không chọn xét nghiệm tại nhà?
Xét nghiệm tại nhà HoiBenh Home đã và đang là lựa chọn của rất nhiều người đang nghi ngờ mắc bệnh giang mai bởi: HoiBenh Home là đối tác độc quyền của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và hợp tác với các bệnh viện trung ương khác, có lợi thế tuyệt đối về năng lực chuyên môn y tế như Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Với phương châm Minh bạch tuyệt đối - Chuyên môn hàng đầu - Dịch vụ tiện lợi, HoiBenh Home cam kết mang lại cho bạn dịch vụ xét nghiệm hữu ích, tiện dụng và nhanh chóng.
Hiện HoiBenh Home cung cấp xét nghiệm chỉ số TPHA giúp phát hiện kháng thể kháng xoắn khuẩn giang mai trong huyết tương (huyết thanh) của người bệnh bị giang mai.
Chi phí xét nghiệm TPHA
- Giá xét nghiệm TPHA của HoiBenh Home đề xuất (mẫu được phân tích tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương): 89,000 đồng.
- Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
- Phí xử lý : 30.000đ
- Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu.
Địa chỉ: 300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội
Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30; Thứ Bảy: 06:00 - 10:00
Điện thoại: (024) 73049779 / 0984.999.501
Xem thêm:
- Sự nguy hiểm khi bị mắc bệnh giang mai trong thời kỳ mang thai
- Bệnh giang mai có lây qua đường miệng không?