Những thắc mắc của phụ huynh về tình trạng chậm phát triển ở trẻ nhỏ

Chậm phát triển ở trẻ nhỏ như chậm nói, chậm đi, chậm phát triển trí tuệ... khiến các bậc phụ huynh vô cùng lo lắng khi chăm sóc con trẻ. Vậy cha mẹ phải làm gì khi con mình có những dấu hiệu của loại bệnh trên? Trong bài viết dưới đây, HoiBenh sẽ giúp các mẹ giải đáp những thắc mắc trên.

Những thắc mắc của phụ huynh về tình trạng chậm phát triển ở trẻ nhỏ Những thắc mắc của phụ huynh về tình trạng chậm phát triển ở trẻ nhỏ

Chậm phát triển ở trẻ nhỏ là gì?

Một thành viên giấu tên đã gửi đến HoiBenh câu hỏi như sau: “Thưa bác sĩ tôi năm nay 32tuổi .Sáu năm về trước có sinh cháu trai (cháu đẻ non 29 tuần tuổi nặng 1,7kg). Hiện nay cháu bước sang tuổi thứ 7 nặng 24kg nhưng cháu rất chậm., biểu hiện cháu nói chậm, nói nhiều từ không rõ,thỉnh thoảng nhớ gì nói đó, hoặc sắp xếp từ không đúng thứ tự, vận động thô kém. Chơi đồ chơi kém. Nhờ bác sĩ chuẩn đoán giúp! ”.

Đây chính là chứng bệnh chậm phát triển ở trẻ nhỏ. Chậm phát triển ở trẻ nhỏ là trường hợp trẻ không đạt được tiêu chuẩn chung về trọng lượng, chiều cao và cả những yếu tố khác. Đây là trạng thái chậm hoặc không phát triển tâm thần bẩm sinh. Trẻ thường mắc phải trong 3 năm đầu đời, trong quá trình phát triển của cơ thể. Trong thời gian này, hệ thần kinh của bé chưa phát triển hoàn thiện về mặt cấu trúc. Mẹ cần phát hiện sớm tình trạng này để có những biện pháp điều trị hiệu quả

vicare.vn-nhung-thac-mac-cua-phu-huynh-ve-tinh-trang-cham-phat-trien-o-tre-nho-body-1

Dấu hiệu chậm phát triển ở trẻ

Vậy làm thế nào để phát hiện trẻ bị chậm phát triển?

Trẻ bị chậm phát triển thường có những triệu chứng sau:

- Trẻ chậm bò , chậm ngồi, chậm nói và chậm đi.... Trong trường hợp của bé nhà chị Nguyễn Thị Phương nhờ bác sĩ tư vấn, bé nhà chị năm nay đã 27 tháng tuổi nhưng vẫn chưa đứng được, chưa biết nói. Theo bác sĩ Hà Hoàng Kiệm- Bác sĩ tại Bệnh viện Quân y 103, trong trường hợp trên, bé đã bị chậm phát triển cả trí tuệ và thể lực, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra bệnh. Mẹ nên đưa bé đi khám tại bệnh viện để tìm ra nguyên nhân và có liệu pháp điều trị kịp thời.

- Trẻ thiếu sự quan sát, chậm chạp, sức đề kháng kém cũng là biểu hiện cảu bệnh chậm phát triển ở trẻ nhỏ. Ví dụ, bé nhà chị Trần Thị Ngát tuy được 19 tháng tuổi nhưng khi gọi bé ít quay lại, nói bé không hiểu.

Chậm phát triển nguyên nhân do đâu?

Theo bác sĩ Vũ Thị Lừu- Phó trưởng khoa Nội tiêu hóa - Bệnh viện E Hà Nội nhận định rằng, có nhiều nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển như:

- Di truyền

- Các ảnh hưởng có hại đến mẹ khi mang thai trong 3 tháng đầu ( mắc bệnh do virut, kí sinh trùng, giang mai...)

- Trẻ bị ngạt thở khi sinh

- Trẻ mắc phải những bệnh như viêm não ... trong những năm đầu đời

- Thiếu sự kích thích của môi trường xã hội

- Trẻ chậm phát triển cũng do trẻ mắc hội chứng Down, hoặc bệnh tự kì.

- Ngoài ra còn do trẻ thiếu cảm xúc giữa mẹ và con ( cha mẹ ít quan tâm, chơi đùa và chăm sóc con trẻ...)

vicare.vn-nhung-thac-mac-cua-phu-huynh-ve-tinh-trang-cham-phat-trien-o-tre-nho-body-2

Phương pháp điều trị

Khi phát hiện trẻ bị chậm phát triển, cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở ý tế, bệnh viện để có những phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

Thông thường, nếu trẻ bị mắc bệnh ở mức độ nhẹ, có thể cải thiện bằng phương pháp giáo dục hoặc huấn luyện. Tuy nhiên, nếu trẻ bị nặng hoặc quá nặng thì khó có thể can thiệp bằng biện pháp y học. Vì vậy, mẹ cần tránh những tác nhân có hại có thể gây bệnh cho trẻ.

Mong rằng bài viết trên đây sẽ giúp cha mẹ có những kiến thức cơ bản về loại bệnh này, sớm phát hiện và có những biện pháp điều trị kịp thời cho trẻ.