Những rủi ro biến chứng sinh mổ thường gặp
Để lựa chọn được giờ sinh, ngày sinh của con mà nhiều bà mẹ đã và đang lựa chọn hình thức sinh mổ thay vì sinh thường tự nhiên. Tuy nhiên, sinh mổ lại tiền ẩn nhiều nguy cơ, rủi ro nguy hiểm cho sức khỏe của người mẹ. Dưới đây là một số biến chứng sinh mổ thường gặp ở sản phụ, các mẹ bầu có thể đọc tham khảo để có thể kiến thức trước khi lựa chọn hình thức sinh.
Những rủi ro biến chứng sinh mổ thường gặp
Quan niệm từ xa xưa trẻ sinh vào giờ tốt, ngày đẹp sẽ giúp trẻ có một vận mệnh và một tương lai tốt đẹp. Vì vậy để lựa chọn được giờ sinh, ngày sinh của con mà nhiều bà mẹ đã và đang lựa chọn hình thức sinh mổ thay vì sinh thường tự nhiên. Tuy nhiên, sinh mổ lại tiền ẩn nhiều nguy cơ, rủi ro nguy hiểm cho sức khỏe của người mẹ. Dưới đây là một số biến chứng sinh mổ thường gặp ở sản phụ, các mẹ bầu có thể đọc tham khảo để có thể kiến thức trước khi lựa chọn hình thức sinh.
1. Các biến chứng thường gặp khi sinh mổ
Sốt là một biến chứng sinh mổ
Hiện tượng sốt hậu sản thường sẽ xuất hiện trong khoảng 24 đến 48 giời sau khi mổ đẻ. Các sản phụ thường sẽ bị sốt nhẹ hoặc cũng có trường hợp sốt cao. Tuy nhiên nếu sản phụ vẫn sốt cao kéo dài thì cần được kiểm tra lại. Vì hiện tượng này có thể triệu chứng của những biến chứng nguy hiểm khác như nhiễm trùng.
Nhiễm trùng hoặc tụ máu ở vết mổ
Dấu hiệu dễ nhận thấy của hiện tượng nhiễm trùng hay tụ máu vết mổ là vùng da quanh vết mổ bị sưng đỏ, phù nề, bầm tím, có mủ và sản phụ bị sốt. Nguyên nhẫn dẫn tới hiện tượng này có thể do mẹ bị nhiễm trùng ối, do thao tác cầm máu khi mổ không tốt hoặc do sau khi mổ sản phụ không giữ vệ sinh vết mổ. Với các trường hợp bị nhiễm trùng vết mổ, bác sĩ sẽ có chỉ định dùng thuốc kháng sinh cho mẹ, còn nếu bị tụ máu thì cần thực hiện tiểu phẫu rạch thoát khối máu tụ và ống dẫn lưu.
Biến chứng tụ dịch tử cung
Tụ dịch lòng tử cung cũng là một biến chứng sinh mổ thường gặp. Tình trạng bế sản dịch, tụ dịch lòng tử cung có thể xảy ra ở một vài sản phụ sau vài ngày sinh mổ. Sản phụ gặp phải biến chứng sinh mổ này sẽ xuất hiện tình trạng sốt, căng vùng hạ vị, sờ thấy đáy tử cung trên cao. Nguyên nhân của biến chứng này là do cổ tử cung bị đóng kín khiến cho dịch không thể thoát ra ngoài và ứ đọng lại trong tử cung. Nếu khối dịch trong tử cung này không được xử lý có thể gây nên nhiễm trùng huyết, viêm nội mạc tử cung.
Hiện tượng cương sữa sau sinh mổ
Các bà bầu sau khi sinh mổ sẽ có nguy cơ bị cương sữa vào khoảng 3 ngày sau khi mổ. Hai bầu vú căng sữa, cơ thể sốt cao, nổi hạch hai bên nách là những biểu hiện của hiện tượng này. Để giải quyết vấn đề cương sữa này, các mẹ cần kiên nhẫn thực hiện các động tác massage bầu ngực bằng tay để giúp tiết sữa nhẹ nhàng hơn và tránh hiện tượng tắc tuyến sữa.
Băng huyết sau sinh mổ
Băng huyết là biến chứng sinh mổ khá nguy hiểm. Đây là một biến chứng không thể lường trước được hậu quả, có trường hợp sẽ có thể bị cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tử cung, hay có trường hợp sản phụ có thể tử vong do mất máu quá nhiều và quá nhanh.
Ngoài các biến chứng thường gặp ở mẹ, việc sinh mổ cũng tiền ẩn nhiều nguy cơ có hại đến sức khỏe của trẻ sơ sinh, đặc biệt là có thể gây nên các vấn đề về đường hô hấp.
2. Cần làm gì để tránh những biến chứng sinh mổ?
Để đề phòng những biến chứng sinh mổ trên, các sản phụ trong trường hợp này cần tuyệt đối tuân thủ những chỉ định chỉ dẫn của bác sĩ điều trị.
- Không nằm bất động quá lâu trên giường, cần xoay người và đổi tư thế nằm
- Ngày thứ 2 sau mổ, sản phụ nên ngồi và đứng dậy đi lại
- Nên nằm sấp để dịch dễ dàng thoát ra ngoài
- Nên cho bé bú sớm nhất có thể vừa tăng sự co hồi tử cung vừa cho bé được nhận nguồn sữa non quý giá
- Mẹ bầu sau khi sinh mổ nên tăng hàm lượng thịt để vết mổ nhanh lành và tăng sức đề kháng cho mẹ.
Các biến chứng sinh mổ ở sản phụ là điều không thể dự đoán hay lường trước được. Vì vậy, các mẹ bầu hay đưa ra sự lựa chọn hình thức sinh sáng suốt, sinh thường bao giờ cũng tốt và an toàn hơn. Biện pháp sinh mổ chỉ là giải pháp cho những tình huống bắt buộc.