Những phát triển của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

Hiểu biết về những thay đổi của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi cũng giúp mẹ có thêm kinh nghiệm chăm sóc bé trong tháng đầu tiên.

Những phát triển của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi Những phát triển của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

Tháng đầu tiên sau khi sinh, trẻ có những thay đổi rất tuyệt vời. Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi sẽ bắt đầu làm quen dần với thế giới bên ngoài bụng mẹ. Chính vì vậy, bạn nên quan sát, theo dõi những phản ứng, thay đổi của trẻ.

1. Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi tăng cân như thế nào?

Thông thường, trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi tăng cân chưa nhiều. Khi sinh ra, bé được bao bọc bởi chất lỏng bên ngoài và thường sẽ mất đi 10% trọng lượng sinh trước khi cân nặng ổn định và bắt đầu tăng cân. Sau khi đến mốc 2 tuần tuổi, bé sẽ tăng cân khoảng 14gr đến 18gr/ngày. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để thiết lập 1 biểu đồ tăng trưởng của bé theo cân nặng, từ đó theo dõi quá trình phát triển của bé, làm căn cứ để đánh giá bé phát triển bình thường hay bất bình thường cũng như kiểm soát quá trình tăng cân của bé cho hợp lý

2. Kỹ năng vận động của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

Trong tháng đầu tiên khi chào đời, hệ thần kinh của bé vẫn còn “sơ khai”, chưa trưởng thành. Tuy nhiên, bé sẽ có thể thực hiện được một số hành động sau:

  • Có xu hướng nhìn vào đường viền tóc, môi hoặc lông mày của bạn
  • Có phản ứng với những vật sáng, vật chuyển động, vật màu đen trắng hoặc có độ tương phản cao.
  • Có phản xạ nắm tay lại khi bạn đặt ngón tay hoặc đồ vật vào lòng bàn tay bé.
  • Có thể bám vào núm vú để mút, bú
  • Có phản xạ Moro: Khi giật mình, bé đưa hai tay và hai chân ra ngoài, sau đó tự trở về bình thường.
  • Bé có thể quay đầu khi đang nằm. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi cổ còn rất yếu để có thể giữ đầu bé thẳng. Vì vậy, khi bế bé, bạn nên đặt bàn tay dưới đầu để làm giá đỡ cho bé.

vicare.vn_nhung-phat-trien-cua-tre-so-sinh-1-thang-tuoi-body-1

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi đã có thể tự tìm ti mẹ

3. Sự phát triển các giác quan của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

Thị giác

Thị lực của bé mờ, gần như cận thị và chỉ có thể nhìn thấy các vật thể rõ ở khoảng cách 20 – 30cm.

Đôi mắt của bé gần như bị lé khi bé cố gắng tập trung quan sát. Đừng quá lo lắng, đây là hiện tượng hết sức bình thường ở trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi do khả năng điều khiển đôi mắt của bé chưa hoàn thiện.

Thính giác

Thính giác của bé chưa phát triển, tuy nhiên bé hoàn toàn có thể nhận biết được âm thanh, đặc biệt là giọng nói của bố mẹ. Nếu bé hoàn toàn không có phản xạ với bất kỳ âm thanh nào, bạn nên đưa bé đi khám để được kiểm tra thính giác.

Khướu giác và vị giác

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi đã có thể nhận biết mùi sữa mẹ và theo mùi sữa mẹ kiếm tìm vú để bú. Về vị giác, bé thích vị ngọt và chưa nhận biết được các vị đắng, chua, chát... do vị giác bé chưa đủ trưởng thành.

Phản xạ

Phản xạ gần như duy nhất để trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi là khóc. Bé có thể khóc khi đói, mệt mỏi, ướt tã, cảm thấy khó chiu... Bé có thể khóc tới 3h một ngày – Bạn không nên quá lo lắng, hoảng sợ vì đây là điều hoàn toàn bình thường .

Bé thích được chạm, massage nhẹ nhàng – Việc này cho bé cảm giác an ủi và được yêu thương.

vicare.vn_nhung-phat-trien-cua-tre-so-sinh-1-thang-tuoi-body-2

Bé sẽ khóc nhiều trong tháng đầu tiên

Bạn nên chụp lại những bức ảnh đầu tiên của bé trong giai đoạn này để lưu giữ từng khoảnh khắc bé lớn dần và phát triển. Hiểu biết về những thay đổi của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi cũng giúp mẹ có thêm kinh nghiệm chăm sóc bé cũng như không hoảng sợ hoặc lo lắng trước những phản xạ của bé trong giai đoạn này.

>>> Xem thêm: Có nên cho trẻ 1 tháng tuổi đứng không?