Những nguyên nhân quan trọng khiến bé bị nhiễm độc nước ối
Nhiễm độc nước ối là một vấn đề hết sức nguy hiểm đối với thai nhi. Nhiều trường hợp thai nhi bị nhiễm độc nước ối dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Hiểu được nguyên nhân khiến cho trẻ bị nhiễm độc nước ối sẽ giúp cho mẹ bầu giảm được nguy cơ khiến cho bé bị mắc các bệnh nguy hiểm do nhiễm độc nước ối.
Những nguyên nhân quan trọng khiến bé bị nhiễm độc nước ối
Nhiễm độc nước ối là một vấn đề hết sức nguy hiểm đối với thai nhi. Nhiều trường hợp thai nhi bị nhiễm độc nước ối dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Hiểu được nguyên nhân khiến cho trẻ bị nhiễm độc nước ối sẽ giúp cho mẹ bầu giảm được nguy cơ khiến cho bé bị mắc các bệnh nguy hiểm do nhiễm độc nước ối.
1. Nước ối là gì?
Nước ối là một chất lỏng không màu bao quanh thai nhi trong tử cung, có tác dụng bảo vệ vi khuẩn xâm nhập vào trong tử cung. N97% môi trường nước ối là nước, còn lại là các khoáng chất như NaCl, KCl, muối Ca, Mg, ... và nhiều các chất hữu cơ khác.
Không chỉ vậy, trong nước ối còn chứa các tế bào thượng bì, lông, các chất bã, dịch thải của thai nhi do thai nhi chỉ sống trong môi trường nước ối. Nước ối có khả năng tái tạo liên tục, có khả năng trao đổi chất và giữ một vai trò quan trọng tính mạng cũng như sự phát triển của thai nhi khi còn trong bụng mẹ. Do vậy, các bác sĩ đôi khi có thể chỉ định lấy dịch ối để chuẩn đoán một số trường hợp bệnh nhất định.
2. Dấu hiệu của nước ối bị nhiễm trùng.
Thông thường, dấu hiệu rõ nhất cho thấy nước ối của mẹ bị nhiễm trùng đó là nước ối có màu xanh đục và có mùi hôi. Nếu trẻ sơ sinh sống trong môi trường nước ối bị nhiễm trùng như vậy thì rất nhiều khả năng là bé sẽ bị nhiễm độc nước ối.
Nếu thấy có những biểu hiện như bị rỉ ối, màng ối mòn dần hoặc cảm giác như bị són tiểu, vùng kín thường xuyên ẩm ướt thì mẹ bầu cần đi khám ngay lập tức để được bác sỹ tư vấn về tình trạng màng ối cũng như sức khỏe của thai nhi trong bụng.3. Nguyên nhân khiến bé bị nhiễm độc nước ối
Vỡ ối sớm
Nếu mẹ bầu bị vỡ ối sớm, vi khuẩn từ đường sinh dục của mẹ sẽ xâm nhập trực tiếp vào trong dịch ối, ảnh hưởng tới môi trường vô trùng gây viêm màng ối và nhiễm khuẩn ối. Trong trường hợp này, thai nhi có thể bị nhiễm độc nước ối hoặc nhiễm độc trực tiếp từ các vi khuẩn đó.
Mẹ bị viêm nhiễm đường sinh dục
Viêm nhiễm đường sinh dục trước hoặc trong thời kỳ mang thai mà không điều trị và đúng cách, vi khuẩn có thể xâm nhập, gây viêm màng ối và khiến màng ối có thể vỡ ra trong bất kỳ thời gian điểm của thai kỳ. Trẻ sơ sinh được sinh ra trong tình trạng vỡ ối non, bị nhiễm độc nước ối thì rất khó cứu sống. Nhiễm trùng ối còn gây ra những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của sản phụ.
Dịch ối lẫn phân su
Đối với một số trường hợp đẻ khó, dịch ối có thể có lẫn các phân su hoặc chất gây, làm giảm khả năng khống chế vi khuẩn. Thai nhi hít phải dịch ối có lẫn những phân su này sẽ bị nhiễm độc nước ối, ngoài ra khi lớn lên cũng sẽ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp.
4. Làm gì để điều trị khi bị nhiễm trùng ối
Nếu có bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ nước ối bị nhiễm trùng, mẹ bầu phải đến gặp bác sỹ để theo dõi liên tục, siêu âm khối lượng ối đồng thời lấy dịch ối để kiểm tra xem có phải bị rỉ ối không, từ đó có hướng điều trị phù hợp.
Nếu mẹ bị viêm nhiễm đường sinh dục, bác sỹ sẽ có những hướng dẫn điều trị như đặt thuốc, dùng các dung dịch vệ sinh chuyên dụng để vệ sinh vùng kín. Cố gắng điều trị các bệnh viêm nhiễm từ trước khi mang thai để không ảnh hưởng đến sức khỏe và tăng nguy cơ bị nhiễm độc nước ối cho thai nhi.