Những lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi

Có thể nói, tháng đầu tiên kể từ khi bé cất tiếng khóc chào đời là giai đoạn khó khăn nhất của mẹ và bé. Các mẹ cần chú ý một số điểm sau khi chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi

Những lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi Những lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi

Có thể nói, tháng đầu tiên kể từ khi bé cất tiếng khóc chào đời là giai đoạn khó khăn nhất của mẹ và bé. Để chăm sóc cho bé tốt nhất trong giai đoạn này, các mẹ cần chú ý một số điểm sau khi chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi.

1. Cách cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bú

Trong giai đoạn này, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất dành cho bé. Do vậy, các mẹ cần lưu ý những điểm dưới đây để cho trẻ bú đúng cách.

  • Cằm bé cắm sâu vào bầu ngực của mẹ, đầu bé hơi ngửa ra, tạo góc 140 độ giữa cằm và cổ
  • Miệng bé mở rộng, ngậm sâu vú, lưỡi hơi đưa ra phía trước, lưỡi đè lên nướu dưới
  • Lưu ý, mẹ cần vệ sinh vú sạch bằng khăn mềm trước và sau khi cho con bú
  • Cho bé bú khi bé có dấu hiệu đói (ngọ nguậy, ngón tay chạm môi, bé khẽ mở miệng) và dừng lại khi bé đã no, không muốn bú nữa.
>>> Xem thêm: Một số sai lầm thường gặp khi chăm sóc giấc ngủ của trẻ sơ sinh

2. Cách bế trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi đúng cách

Xương của trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi còn rất mềm, do đó các mẹ phải rất cẩn thận khi bế trẻ. Khi bế, các mẹ cần đỡ đầu và cổ trẻ, ôm sát trẻ vào lòng. Cũng nên âu yếm, vuốt ve, trò chuyện với trẻ để tạo sự gắn kết cũng như kích thích các giác quan của trẻ phát triển. Khi đặt trẻ nằm cần đặt trên giường phẳng, sử dụng đệm không quá mềm hoặc quá cứng có thể gây ảnh hưởng tới xương của trẻ và không dùng gối đầu cao.

Với trẻ sơ sinh dưới 1 tháng, các mẹ tuyệt đối không được bế xốc, không rung lắc quá mạnh khi bế trẻ, không đưa nôi quá mạnh vì có thể dẫn đến chảy máu não, dập não do màng não của trẻ còn rất mỏng.

vicare.vn_nhung-luu-y-khi-cham-soc-tre-so-sinh-duoi-1-thang-tuoi-body-1

Khi bế trẻ cân nâng đỡ đầu và cổ

3. Cách vệ sinh rốn cho trẻ dưới 1 tháng tuổi

Vệ sinh rốn cho trẻ dưới 1 tháng tuổi là 1 việc làm rất quan trọng. Sau khi sinh ra khoảng vài ngày đến vài tuần, trẻ sẽ rụng rốn. Trong thời gian này, rốn của trẻ cần được vệ sinh sạch sẽ để tránh các bệnh nhiễm trùng, viêm rốn

Cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi như sau:

  • Trước khi vệ sinh rốn cho trẻ, cha mẹ cần rửa tay bằng xà phòng, có thể sát trùng lần 2 bằng cồn 90 độ. Sau đó lau khô tay.
  • Thay băng rốn. Trong khi thay băng cần quan sát và kiểm tra xem rốn có dấu hiệu bất thường như có mùi, chảy máu, sưng, mưng mủ... hay không
  • Dùng bông băng nhúng qua nước sôi để nguội vệ sinh rốn như sau: lau sạch rốn theo chiều từ chân rốn tới thân rốn và cuối cùng là bề mặt cuống rốn. Nên thay bông băng khi chuyển vị trí.
  • Dùng cồn 70 độ sát trùng vùng da xung quanh rốn bé, sau đó băng lại bằng gạc mỏng hoặc có thể để hở
  • Khi quấn tã hoặc mặc bỉm cần chú ý dưới rốn bé để không bí cũng như tránh cho chất thải của bé có thể dính lên vùng rốn gây viêm nhiễm.

vicare.vn_nhung-luu-y-khi-cham-soc-tre-so-sinh-duoi-1-thang-tuoi-body-2

Chọn khăn, áo cho trẻ từ những vật liệu mềm, thoáng và mỏng

4. Cần thường xuyên kiểm tra thân nhiệt cho trẻ

Khi còn trong bụng mẹ, bé được bao bọc bởi 1 môi trường hoàn toàn ổn định về mọi yếu tố. Nên trong tháng đầu tiên khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài, bé có thể sẽ không quen với sự thay đổi của nhiệt độ, độ ẩm, thời tiết... Do vậy, mẹ cần kiểm tra thân nhiệt của trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi thường xuyên để chắc chắn trẻ không quá nóng, quá lạnh...

Cùng với đó, mẹ cũng cần chú ý các điểm sau

  • Không đội mũ khi trẻ ngủ: Do trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi thoát nhiệt lớn ở vùng đầu. Nếu đội mũ cho trẻ, trẻ có thể bị tăng thân nhiệt, thậm chí đột tử.
  • Khi cho trẻ ra ngoài, cần quàng khăn, đội mũ kín cho trẻ.
  • Quần áo cho trẻ nên là những loại vải mềm, mỏng, thoáng và thấm hút mồ hôi.

HoiBenh tin rằng, với những chia sẻ trên đây, các mẹ sẽ phần nào bớt bỡ ngỡ trong việc chăm sóc trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi. Hành trình chăm sóc và nhìn con yêu lớn lên mỗi ngày thật sự là một hạnh phúc khó nói thành lời của người mẹ.

>>> Xem thêm: Những sai lầm cha mẹ thường gặp trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh