Những lưu ý cần biết khi dùng thuốc bôi nấm kẽ chân

Khi bị nấm kẽ chân, người bệnh phải đối mặt với rất nhiều phiền toái và sự khó chịu. Những lúc như vậy, người bệnh cần dùng tới thuốc bôi nấm kẽ chân để làm giảm sự khó chịu cho mình. Tuy nhiên, loại thuốc này không phải cứ thích dùng như thế nào cũng được mà cần phải có liều lượng rõ ràng.

Những lưu ý cần biết khi dùng thuốc bôi nấm kẽ chân Những lưu ý cần biết khi dùng thuốc bôi nấm kẽ chân

Một số loại thuốc nấm kẽ chân thường được dùng

Nấm kẽ chân (hay còn gọi là nước ăn chân) là một bệnh ở ngoài da, thường gặp nhất là vào mùa mưa bão, do chân của chúng ta luôn bị ẩm ướt. Ngoài ra, bệnh còn hay gặp ở những người bị mồ hôi chân. Bệnh gây ra bởi nấm Trichophyton rubrum. Một số loại thuốc bôi nấm kẽ chân hay được bác sĩ khuyên dùng có thể kể tới:

Clotrimazol

Đây là loại thuốc chống nấm tại chỗ khá phổ biện, có dạng đơn lẻ hoặc dùng cùng với corticoid như betamethason, hydrocortisone... Loại thuốc này thường được dùng để điều trị những bệnh ngoài da do bị nhiễm các loại nấm khác nhau. Ngoài điều trị nấm kẽ chân, Clotrimazol còn dùng để điều trị tại chỗ các bệnh nấm Candida ở trong miệng, họng, âm đạo, âm hộ; bệnh nấm da (còn gọi là lang ben), viêm móng và quanh móng... Thuốc chống chỉ định cho điều trị nhiễm nấm toàn thân.

vicare.vn-nhung-luu-y-can-biet-khi-dung-thuoc-boi-nam-ke-chan-body-1

Ketoconazol

Đây là thuốc chống nấm có hoạt phổ rộng, bao gồm có cả dạng kem bôi ngoài, có dạng viên nén, hỗn dịch để uống. Ketoconazol có tác dụng kìm hãm nấm nhưng nó cũng có thể diệt nấm ở nồng độ cao và khi dùng kéo dài hoặc trên nấm sẽ rất nhạy cảm. Loại thuốc này có thể gây độc cho gan nên không dùng nó cho những người đã bị bệnh gan. Biến chứng mà nó gây ra ở gan hay gpawj ở người cao tuổi, người nghiện rượu, phụ nữ hoặc người bị suy giảm chức năng gan do những nguyên nhân khác.

Miconazol

Miconazol là loại thuốc bôi nấm kẽ chân imidazol tổng hợp có tác dụng chống nấm với nhiều loại nấm khác nhau do thuốc ức chế tổng hợp ergosterol ở màng tế bào nấm, làm ức chế sự sinh trưởng của tế bào nấm. Thuốc này khi dùng tại chỗ có thể gây kích ứng nhẹ, nổi mẩn, bỏng rát. Nếu dùng đường uống có thể gây rối loạn tiêu hóa, đường tiêm gây tác dụng phụ với tỉ lệ cao. Không nên dùng thuốc đường tiêm để điều trị những bệnh nhiễm nấm thông thường.

Những lưu ý khi dùng thuốc bôi nấm kẽ chân

Khi bị bệnh nấm kẽ chân thì cần phải lưu ý đến những loại thuốc bôi, trường hợp dùng thuốc uống thì cần phải có sự chỉ định từ bác sĩ. Bệnh nhân cũng cần lưu ý những điều như sau khi dùng thuốc bôi nấm kẽ chân:

- Mỗi loại thuốc bôi là từng loại biệt dược, từng dạng bào chế sẽ có các đặc điểm dược lý và hiệu quả khác nhau. Thế nên, khi sử dụng đều phải lưu ý: bệnh nhân không cần phải ngâm rửa tổn thương khi bôi thuốc. Nếu như vết thương có nhiều dịch, có bụi bẩn, dị vật... chỉ cần lau sạch bằng bông hoặc gạc sạch rồi bôi thuốc.

- Tiến hành bôi thuốc đúng cách, vừa đủ liều lượng: một lớp mỏng, dàn đều trên mặt bị tổn thương là được. Khi bôi thuốc quá nhiều sẽ gây cảm giác nóng, rát ở chỗ bị tổn thương và gây lãng phí thuốc.

- Bệnh nấm kẽ chân thường hay bị trong mùa mưa nên việc điều trị bệnh không khó nhưng cũng cần cẩn trọng khi dùng các loại thuốc kháng nấm đường bôi và đường uống và sử dụng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để đạt được hiệu quả điều trị và tránh được các tác dụng phụ.

vicare.vn-nhung-luu-y-can-biet-khi-dung-thuoc-boi-nam-ke-chan-body-2

- Không nên đi giày, tất nhiều giờ trong ngày để phòng nấm kẽ chân. Vào mùa mưa, môi trường sẽ ẩm ướt, giày tất lâu khô, khi sử dụng đồ ướt sẽ tạo môi trường thuận lợi cho nấm phát triển và khiến bệnh lâu khỏi, dễ tái phát, tái nhiễm. Nếu như chân ướt thì phải hong khô, lau sạch bàn chân bằng vải mềm rồi mới đi tất hoặc đi giày. Đặc biệt, cần phải lựa chọn được loại thuốc bôi nấm kẽ chân sao cho phù hợp với da của mình, tránh bị kích ứng, gây khó chịu cho cơ thể.

Xem thêm:

  • Thuốc bôi trị nấm ngứa vùng kín
  • Trị hắc lào, nấm, tổ đỉa với 2 loại cây dại ven đường