Những lời khuyên hữu ích cho phụ huynh có con em béo phì
Duy trì cân nặng và trọng lượng phù hợp là một việc quan trọng cho sức khỏe và sự phát triển của con bạn. Cần cân bằng lượng calo nạp vào qua việc ăn uống với lượng calo tiêu thụ thông qua hoạt động thể chất để cơ thể trẻ được phát triển bình thường. Hiện nay tỉ lệ trẻ em thừa cân vào béo phì đang ngày càng tăng gây ảnh hưởng không tốt sự phát triển của trẻ. Vậy nên các bậc ...
Những lời khuyên hữu ích cho phụ huynh có con em béo phì
Duy trì cân nặng và trọng lượng phù hợp là một việc quan trọng cho sức khỏe và sự phát triển của con bạn. Cần cân bằng lượng calo nạp vào qua việc ăn uống với lượng calo tiêu thụ thông qua hoạt động thể chất để cơ thể trẻ được phát triển bình thường. Hiện nay tỉ lệ trẻ em thừa cân vào béo phì đang ngày càng tăng gây ảnh hưởng không tốt sự phát triển của trẻ. Vậy nên các bậc phụ huynh cần lưu ý chế độ ăn uống cho con em bị béo phì cũng như tham khảo các cơ sở chuyên môn.
Cân bằng Calo: Giúp trẻ phát triển khỏe mạnh bằng cách tạo thành thói quen ăn uống cho trẻ
Cho con bạn một chế độ ăn giàu dinh dưỡng với lượng calo phù hợp. Bạn có thể giúp con phát triển những thói quen ăn uống lành mạnh bằng cách làm những món trẻ thích nhưng giảm lượng calo trong đó.
Cần khuyến khích tạo lập thói quen ăn uống lành mạnh. Những thay đổi nhỏ trong thói hàng ngày sẽ giúp tạo nên sự khác biệt lớn. Bạn nên bổ sung thêm lượng rau xanh, hoa quả và các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt trong bữa ăn cho con bạn. Chọn những loại sản phẩm sữa ít béo hoặc không béo. Nên tăng cường các loại thịt nạc, thịt gia cầm, cá, các loại đậu giàu protein. Bên cạnh đó cần lưu ý cân đối khẩu phần ăn hợp lí, tránh để trẻ ăn quá nhiều lượng cần thiết. Hãy khuyến khích trẻ uống nhiều nước và hạn chề uống các loại nước ngọt và chứa nhiều chất béo bão hòa.
Bạn cũng nên thường xuyên làm các món ăn lành mạnh mà trẻ thích, đồng thời tính toán lượng calo có trong các loại thức phẩm. Nên hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo hoặc hàm lượng đường cao. Các bữa ăn nhẹ ít đường ít béo và ít calo như: một quả táo cỡ vừa, một quả chuối cỡ vừa, một bát nhỏ quả việt quất, một bát nhỏ nho tím, một bát cà rốt, súp lơ hoặc ớt chuông với hai muỗng canh nước xay nhuyễn sẽ vô cùng hợp lí trong khẩu phần ăn của con bạn.
Để giúp con mình hiểu được lợi ích của vận động cơ thể, hãy dạy chúng rằng hoạt động thể chất có những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe như: giúp xương chắc khỏe, giảm huyết áp, giảm căng thẳng và lo lắng, tăng sự tự tin, giúp giảm và duy trì cân nặng.
Giúp trẻ tích cực tham gia các hoạt động
Trẻ em và thanh thiếu niên nên tham gia vào các hoạt động thể chất ít nhất 60 phút mỗi ngày với cường độ vừa phải. Hãy bắt đầu đưa hoạt động thể chất vào thói quen hàng ngày của bạn và khuyến khích con bạn tham gia cùng. Một số ví dụ về các hoạt động thể chất cường độ trung bình có thể là: đi bộ nhanh, nhảy dây, chơi đá bóng, bơi lội, khiêu vũ...
Với những khoảng thời gian không vận động, hãy khuyến khích con trẻ đọc sách hoặc làm bài tập về nhà, không nên lãng phí thời gian vào điện tử, TV hay internet quá 2 giờ mỗi ngày. Bên cạnh đó, nên khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động cùng thành viên trong gia đình để giúp trẻ phát triển được toàn diện.
Duy trì cân nặng phù hợp cho trẻ
Các bậc phụ huynh cần tập trung vào những thay đổi nhỏ để cải thiện thói quen ăn uống dần dần chứ không nên đề ra một chế độ khắc nghiệt trong thời gian ngắn. Bên cạnh đó cần lưu ý không để chế độ ăn kiêng giảm cân của trẻ ảnh hưởng đến việc phát triển chiều cao. Giảm cân không có nghĩa là hạn chế cả việc tăng trưởng chiều cao của trẻ. Để làm tốt việc này, cha mẹ cần sát sao trong chế độ ăn uống, kết hợp với nhà trường hay các môi trường xung quanh trẻ để tăng cường các hoạt động thể chất. Lối sống lành mạnh cũng là yếu tố quan trọng để giúp trẻ hạn chế các bệnh béo phì thừa cân mà các bậc phụ huynh cần lưu ý.
(Nguồn: www.heart.org)