Những loại thuốc người mắc bệnh cao huyết áp ai cũng cần
Cao huyết áp là hiện tượng máu lưu thông qua các động mạch với áp suất cao và khiến thành động mạch phải chịu áp lực lớn. Đây là một căn bệnh nguy hiểm có thể gây ra nhiều biến chứng như suy tim, đau tim, tai biến mạch máu não, suy thận,...
Những loại thuốc người mắc bệnh cao huyết áp ai cũng cần
Bên cạnh việc thay đổi lối sống và điều trị bằng các phương pháp tự nhiên thì người bệnh vẫn cần phải có cho mình các loại thuốc cao huyết áp. Tuy không được khuyến khích nhưng dùng thuốc Tây là biện pháp không thể thay thế được trong một số trường hợp để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm khi người bệnh bị tăng huyết áp.
Dưới đây là 5 nhóm thuốc thường được dùng để trị bệnh cao huyết áp phổ biến nhất hiện nay.
1. Nhóm 1: Thuốc lợi tiểu
Cũng giống như tên gọi thì chức năng của nhóm thuốc này chính kích thích người bệnh cao huyết áp đi tiểu nhiều hơn nhằm giảm sự tích nước trong cơ thể. Thông qua việc làm giảm sức cản của mạch ngoại vi đưa đến sẽ giúp làm hạ huyết áp nhanh chóng.
Nhóm thuốc lợi tiểu gồm có các loại thuốc như: hydroclorothiazid, furosemid, indapamid, sprironolacton, triamteren, amilorid
Đây là loại thuốc cao huyết áp thường được chỉ định dùng đầu tiên đối với người mắc bệnh ở thể nhẹ. Còn với trường hợp bệnh nặng thì nhóm thuốc này không đem lại hiệu quả cao mà cần phải kết hợp với các loại thuốc khác.
Tuy nhiên thuốc sẽ làm giảm nồng độ kali của cơ thể và có thể gây ra một số tác dụng phụ như chuột rút chân tay, chóng mặt, mệt mỏi. Khi sử dụng thuốc lâu dài thì người bệnh còn gặp phải tình trạng tăng acid uric máu và mất cân bằng điện giải nhưng tỉ lệ xảy ra tác dụng phụ này là khá thấp.
Vì vậy, tốt nhất là người bệnh không nên lạm dụng thuốc quá nhiều và chỉ được sử dụng khi có sự hướng dẫn của bác sĩ. Nếu người bệnh còn mắc một số bệnh lý khác như tiểu đường hoặc gút thì càng cần đặc biệt cẩn trọng khi sử dụng thuốc cao huyết áp này vì nó có thể khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn. Khi sử dụng nhóm thuốc lợi tiểu, người bệnh nên ăn nhiều những loại trái cây giàu kali như chuối và cam để bù đắp lại lượng kali đã mất.
2. Nhóm 2: Thuốc ức chế beta
Nhóm thuốc cao huyết áp này có chức năng ức chế thụ thể beta để làm chậm nhịp tim, giảm sức co bóp ở tim. Nhờ đó, khi tim co bóp để bơm máu vào động mạch thì lượng máu được bơm ra sẽ ít hơn, giảm áp lực máu đẩy vào động mạch và giúp làm hạ huyết áp.
Nhóm thuốc ức chế beta gồm các loại thuốc như: propranolol, nadolol, pindolol, timolol, atenolol, metoprolol, ...
Thuốc này được chỉ định cho bệnh nhân cao huyết áp có kèm theo triệu chứng đau thắt ngực hoặc đau nhức nửa đầu. Chống chỉ định cho bệnh nhân có những bệnh lý đi kèm như suy tim, nhịp tim chậm, hen suyễn,...
Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng loại thuốc này đó là hiện tượng lạnh các chi, mất ngủ, mệt mỏi, trầm cảm, bất lực và làm tăng nặng các triệu chứng bệnh hen suyễn,...
3. Nhóm 3: Thuốc đối kháng canxi
Cơ chế tác động của nhóm thuốc cao huyết áp này là ức chế dòng ion canxi, ngăn không cho đi vào các tế bào cơ trơn của các mạch máu nhằm làm giãn nở động mạch. Từ đó giúp ổn định huyết áp.
Nhóm thuốc đối kháng canxi gồm các loại thuốc: amlodipine, diltiazem, nifedipin, verapamil, nicardipin, felidipin, nisoldipine, isradipin,...
Thuốc này đạt hiệu quả cao với bệnh nhân cao tuổi và bệnh nhân cao huyết áp có đi kèm triệu chứng đau thắt ngực và không làm ảnh hưởng đến sự chuyển hóa của mỡ và đường trong cơ thể.
Khi sử dụng lâu dài thì thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như táo bón, sưng mắt cá chân, chóng mặt, đau đầu và đánh trống ngực.
4. Nhóm 4: Thuốc ức chế men chuyển
Thuốc cao huyết áp này có tác dụng ức chế một loại enzyme có tên gọi ACE (hay còn gọi là men chuyển angiotensin). Khi men chuyển angiotensin bị ức chế hoạt động thì sẽ ngăn cản quá trình hình thành angiotensin II – chất làm co thắt mạch gây ra cao huyết áp. Từ đó, các mạch máu sẽ được giãn nở và làm hạ huyết áp.
Nhóm thuốc ức chế men chuyển gồm các loại thuốc: captopril, enalapril, lisinopril, benazepril, ...
Thuốc này được sử dụng cho bệnh nhân cao huyết áp có đi kèm bệnh hen suyễn, đái tháo thường,...
Tuy nhiên thuốc sẽ gây ra các tác dụng phụ làm tăng nồng độ kali trong máu và gây ho khan.
5. Nhóm 5: Thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương
Cơ chế hoạt động của nhóm thuốc này đó là ngăn không cho não gửi tín hiệu sản sinh catecholamine để giảm co thắt mạch máu và giúp hạ huyết áp.
Nhóm thuốc ức chế thần kinh trung ương gồm có các loại thuốc như: methyldopa, clonidin, reserpin,...
Mặc dù đem lại hiệu quả nhanh chóng nhưng hiện nay thì nhóm thuốc này ít được sử dụng do gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm như trầm cảm và làm huyết áp tăng vọt nếu dừng thuốc đột ngột. Trong trường hợp người bệnh cao huyết áp cần sử dụng thuốc thì phải có sự hướng dẫn và giám sát chặt chẽ của bác sĩ.
Xem thêm:
- Huyết áp cao: Cách phòng và điều trị
- Chỉ số huyết áp 140/90 có cao không?
- Lý giải bất ngờ, huyết áp cao phải ăn ít muối