Những loại thuốc bán tại nhà thuốc Minh Chính ở Hà nội

Nhà thuốc Minh Chính là chuỗi thương hiệu nhà thuốc khá quen thuộc với người dân thủ đô. Đặc biệt một số cái tên như nhà thuốc Minh Chính Lê Văn Hưu, nhà thuốc Minh Chính 48 Hai Bà Trưng.... Hãy tham khảo một số thông tin dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về hệ thống nhà thuốc này.

Những loại thuốc bán tại nhà thuốc Minh Chính ở Hà nội Những loại thuốc bán tại nhà thuốc Minh Chính ở Hà nội

Nhà thuốc Minh Chính là chuỗi thương hiệu nhà thuốc khá quen thuộc với người dân thủ đô. Đặc biệt một số cái tên như nhà thuốc Minh Chính Lê Văn Hưu, nhà thuốc Minh Chính 48 Hai Bà Trưng.... Hãy tham khảo một số thông tin dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về hệ thống nhà thuốc này.

Lịch sử hình thành nhà thuốc Minh Chính

Ngày nay bên cạnh các nhà thuốc và quầy thuốc nhỏ lẻ, thị trường bán lẻ thuốc Việt Nam cũng xuất hiện các chuỗi nhà thuốc.

Hệ Thống nhà thuốc Minh Chính được thành lập vào năm 1988, cách đây hơn 30 năm. Là cơ sở uy tín và phân phối dược phẩm của các hãng thuốc lớn trên thế giới, cũng như các công ty dược phẩm nổi tiếng ở Việt Nam.

vicare.vn-nhung-loai-thuoc-ban-tai-nha-thuoc-minh-chinh-o-ha-noi-body-1

Địa chỉ các cơ sở thuộc hệ thống Minh Chính

Hệ thống nhà thuốc gồm nhiều nhà thuốc ở thành phố Hà Nội. Cụ thể ở Hà Nội có 4 nhà thuốc:

  • Một nhà thuốc ở số ở 42 Quang Trung, Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Số điện thoại nhà thuốc: (024) 39420799
  • Một nhà thuốc Minh Chính ở số 48 Hai Bà Trưng, Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Số điện thoại nhà thuốc: (024) 39367385
  • Một nhà thuốc khác bạn có thể tìm tại địa chỉ 25 Lê Văn Hưu, Phường Ngô Thì Nhậm. Số điện thoại nhà thuốc: (024) 39447353
  • Nhà thuốc còn lại ở số 10 Lê Quý Đôn, phường Bạch Đằng. Số điện thoại nhà thuốc: (024) 36320026

Một số nhóm thuốc được bán ở nhà thuốc Minh Chính

Nhóm thuốc điều trị bệnh trên đường tiêu hóa: Gồm một số

  • Thuốc kháng acid ( chống trào ngược dạ dày, ợ hơi và ợ chua) và thuốc điều trị chống loét dạ dày
  • Thuốc ức chế dạ dày tiết acid điều trị đau và loét dạ dày
  • Thuốc chống nôn chỉ định trong trường hợp điều trị giảm nôn cho phụ nữ có thai, những trường hợp say tàu xe, nhiễm khuẩn nhiễm độc hoặc do tác dụng phụ của thuốc.
  • Thuốc điều trị co thắt khi bị co thắt đường tiêu hóa, túi mật, đường sinh dục hoặc tiết niệu
  • Thuốc tẩy, nhuận tràng: thuốc làm tăng nhu động ruột, đẩy nhanh các chất chứa trong lòng ruột ra ngoài . Từ đó giúp điều trị trong táo bón.
  • Thuốc điều trị tiêu chảy: Tiêu chảy thường được điều trị bằng cách bồi phục nước và điện giải.
  • Thuốc điều trị trĩ: Trĩ là tình trạng giãn mạch ở hậu môn hoặc cửa ra của trực tràng. Mục đích điều trị trĩ chủ yếu là cầm máu ở búi tĩnh mạch hậu môn bị giãn và sa. Tuy nhiên một trường hợp trĩ nặng thường phải sử dụng phương pháp phẫu thuật để chữa trị bệnh.

Thuốc giảm đau không opioid: gồm các thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm như paracetamol, celecoxib.

Thuốc điều trị dị ứng: có thể điều trị các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, mày đay, ngứa do dị ứng thuốc, thức ăn, hoặc côn trùng đốt.

Thuốc điều trị nhiễm khuẩn, nhiễm virus, ký sinh trùng: Một số thuốc để điều trị giun sán ký sinh. Bên cạnh đó nhóm này gồm rất nhiều các loại kháng sinh khác nhau để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn, điều trị lao, điều trị sốt rét, virus....

Thuốc sát khuẩn: Thuốc sát khuẩn có tác dụng diệt hoặc ức chế quá trình phát triển của vi khuẩn mà không làm ảnh hưởng đến tế bào khác của cơ thể. Thuốc này thường được sử dụng cho các vết thương trên da, niêm mạc hoặc vết bỏng.

Thuốc tránh thai và dụng cụ tránh thai: Phần lớn thuốc tránh thai được phối hợp hai loại hoc môn nội sinh progestogen và estrogen. Có tác dụng ức chế vào hoạt động phóng noãn sinh lý, từ đó ức chế quá trình làm tổ của trứng đã thụ tinh trong tử cung.

Thuốc dùng trong phụ khoa: Một số thuốc thụt rửa phụ khoa, thuốc viên đặt hoặc dạng uống điều trị nấm, trùng roi hoặc viêm âm đạo.

Thuốc trên tim mạch: gồm nhiều nhóm thuốc như thuốc hạ lipid máu, thuốc điều trị hạ huyết áp, thuốc điều trị đau thắt ngực....

Thuốc điều trị nhãn khoa: Những loại thuốc thuộc nhóm này thường được điều chế dưới dạng dung dịch hoặc thuốc mỡ tra mắt vô khuẩn. Những thuốc này thường có tác dụng bảo vệ mắt, chống nhiễm khuẩn hoặc điều trị các bệnh lý ở mắt.

vicare.vn-nhung-loai-thuoc-ban-tai-nha-thuoc-minh-chinh-o-ha-noi-body-2

Những lưu ý khi đi mua thuốc

  • Không tự ý mua thuốc để sử dụng, phải có đơn của bác sĩ hoặc hỏi tư vấn của nhân viên y tế về chỉ định của thuốc cũng như cách sử dụng thuốc.
  • Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cũng phải nắm rõ về cách sử dụng như liều lượng, thời gian uống
  • Khi mua thuốc theo đơn nên kiểm tra lại đúng loại thuốc và đủ số lượng thuốc trong đơn trước khi rời nhà thuốc.

Xem thêm:

  • 5 nguyên tắc khi dùng thuốc tại nhà
  • Mua thuốc Seduxen ở đâu?
  • Mua thuốc an thần phải có đơn của bác sĩ - vì sao?