Những hiểu lầm thường gặp về ung thư vú
Ung thư vú trở thành nỗi ám ảnh của nhiều chị em phụ nữ. Tuy nhiên không phải chị em nào cũng hiểu rõ về căn bệnh này. Nắm rõ những hiểu lầm thường gặp về ung thư vú sẽ giúp chị em có cách phòng tránh căn bệnh này một cách hiệu quả nhất.
Những hiểu lầm thường gặp về ung thư vú
Ung thư vú trở thành nỗi ám ảnh của nhiều chị em phụ nữ. Tuy nhiên không phải chị em nào cũng hiểu rõ về căn bệnh này. Nắm rõ những hiểu lầm thường gặp về ung thư vú sẽ giúp chị em có cách phòng tránh căn bệnh này một cách hiệu quả nhất.
1. Hiểu lầm thường gặp về ung thư vú
Tất cả bệnh nhân mắc ung thư vú đều do di truyền
Điều này sai hoàn toàn. Ung thư vú là bệnh có khả năng di truyền nhưng chỉ có khoảng 5-10% trường hợp mắc bệnh ung thư vú do lỗi gen BRCA1 và BRCA2 có khả năng di truyền. Hiệp hội Ung thư Mỹ cho biết: Những trường hợp gia đình có tiền sử người mắc bệnh ung thư vú thì vẫn có khả năng mắc bệnh mà không phải do đột biến gene riêng biệt.
Ung thư vú do cho con bú
Thực tế, các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng việc cho con bú giúp giảm nhẹ các yếu tố gây bệnh ở nữ giới, trong đó có ung thư vú. Khi cho con bú sẽ làm giảm thời gian hành kinh của nữ giới, từ đó dẫn đến giảm việc tiết estrogen. Mức độ estrogen giảm đồng nghĩa với việc nguy cơ mắc bệnh ung thư vú sẽ thấp hơn.
Phụ nữ trẻ tuổi không thể mắc ung thư vú
Có thể nói đây là một trong những hiểu lầm thường gặp nhất về ung thư vú. Nghiên cứu từ các nhà khoa học cho thấy, có tới 75% phụ nữ lớn tuổi (trên 45) mắc bệnh ung thư vú và ở phụ nữ trẻ tuổi (dưới 35) chiếm 25%.
Dùng lăn khử mùi gây ung thư vú
Trong lăn khử mùi có chứa chất Parabens có khả năng gây ung thư, tuy nhiên vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nào chứng minh cho vấn đề trên.
Uống nhiều cà phê tăng nguy cơ bệnh ung thư vú
Nghiên cứu đăng trên tạp chí BioMed chỉ ra rằng, cà phê không chỉ là loại đồ uống thơm ngon mà còn giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư vú ở nữ giới. Cụ thể, cà phê giúp làm giảm thụ thể estrogen được xem là nguyên nhân chính gây bệnh ung thư vú. Khi lượng hormone estrogen giảm, thì nguy cơ mắc bệnh ung thư vú càng thấp.
Mặc áo ngực không dây gây ung thư vú
Năm 1995 một số nhà nhân chủng học cho rằng, việc mặc áo ngực bó sát sẽ làm hạn chế sự lưu thông của hạch bạch huyết và lưu lại các độc tố ở bên trong mô vú gây ung thư. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây đã phủ nhận điều này vì chưa có đầy đủ cơ sở chứng minh.
Các cục u ở vú đều là u ác tính cảnh báo ung thư vú
Khi sờ ngực thấy có u cục, nhiều chị em nghĩ rằng mình bị ung thư. Nghiên cứu cho thấy, có khoảng 80% các cục u ở vú không phải ung thư mà đó chỉ là những u nang lành tính. Để xác định đó có phải là ung thư hay không, tốt nhất cần đi khám để được bác sĩ chẩn đoán chính xác.
Dùng thuốc tránh thai có thể gây ung thư vú
Trong thuốc tránh thai có chứa một lượng nhỏ estrogen, tuy nhiên vẫn chưa có bằng chứng nào xác nhận rằng việc dùng thuốc tránh thai là nguyên nhân gây ung thư vú.
Phụ nữ ngực nhỏ ít bị ung thư vú hơn
Thực tế, không có mối liên hệ nào giữa kích thước vòng 1 nhỏ với ung thư vú. Ung thư vú phát triển trong tế bào tại ống dẫn hay tiểu thùy (bộ phận sản xuất sữa và chuyển sữa tới núm vú). Số lượng và tính chất của các bộ phận trên mọi phụ nữ là giống nhau, dù kích thước to hay nhỏ. Yếu tố quyết định ngực to hay bé là lượng mô xơ và chất béo, nhưng điều này là có nguy cơ thấp gây bệnh ung thư vú.
2. Cách khám ngực chẩn đoán sớm bệnh ung thư vú tại nhà
Thời điểm khám ung thư vú tốt nhất
Tự khám tại nhà 1 tháng/lần. Nên khám thường xuyên đều đặn ngay cả khi đã mãn kinh. Khám vào sau thời gian có kinh nguyệt là tốt nhất, vì lúc này ngực mềm sẽ dễ khám hơn và chính xác hơn.
Cách khám ung thư vú tại nhà:
Bước 1: Trước tiên, bạn cởi áo ra và ngồi trước gương với tư thế buông xuôi 2 tay và quan sát xem:
- Vú có thay đổi gì về kích thước hay hình dạng không. Chẳng hạn như vú bị xô lệch hay méo 1 bên.
- Xem vú có chảy dịch hay nổi mẩn các nốt ở xung quanh quầng vú không. Da xung quanh núm vú có bị nhăn không.
- Lấy tay nhấn vào vú xem có bị đau hay không.
Bước 2: Đứng thẳng và giơ hai tay lên trên đầu, người hơi xô về phía trước và quan sát xem có bất thường nào giống như trong bước 1 hay không.
Bước 3: Đưa một tay lên trên đầu, tay kia khám ngực. Dùng 3 ngón tay xòe ra rồi ấn nhẹ vào bầu vú theo chiều xoắn ốc. Với bên ngực đối diện cũng thực hiện tương tự như vậy.
Nếu sờ thấy có bất thường nào, thì nên kiểm tra giữa 2 ngực xem có giống nhau không, có sự khác biệt nào không. Tiếp tục đưa tay lên cao, ấn nhẹ vừa di chuyển lên vùng nách tới hõm nách xem có hạch không.
Dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ ấn nhẹ xem núm vú có bị chảy nước màu vàng hay chảy máu không.
Bước 4: Tư thế đứng chống nạnh, hơi gồng người một chút để làm căng cơ ngực để nhìn rõ bầu vú hơn. Sau đó kiểm tra xem 2 bên vú có gì khác thường về hình dáng không.
Bước 5: Nằm ở tư thế độn gối hay khăn ở dưới vai. Khám vú ấn và di chuyển như trong bước 3. Khám xung quanh bầu vú lên tới nách. Khám cả 2 bên và so sánh xem có gì bất thường không.
3. Cách phòng tránh ung thư vú hiệu quả
Việc phòng tránh ung thư vú không phải là vấn đề một sớm một chiều. Người bệnh cần có lối sống khoa học, lành mạnh.
- Có chế độ ăn uống hợp lí, bổ sung thực phẩm giàu vitamin B, C, D, E, omega-3, chất xơ, i ốt...
- Lựa chọn áo ngực có kích cỡ và thiết kế phù hợp giúp ngực phát triển ổn định và tránh được các tác động từ bên ngoài.
- Phụ nữ trên độ tuổi 40, nên hạn chế hấp thụ vitamin qua thực phẩm. Nên bổ sung dưỡng chất cần thiết như sữa, viên vitamin.
Trên đây là những hiểu lầm thường gặp về ung thư vú và cách sớm phát hiện ung thư vú tại nhà. Nếu thấy có bất thường nào, bạn nên tới ngay các cơ sở y tế để thăm khám và có hướng điều trị hiệu quả nhất.
Xem thêm:
- Những thông tin từ A đến Z về bệnh ung thư vú ở phụ nữ
- Nghiên cứu sốc: Nhuộm tóc làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú
- Khám phát hiện ung thư vú ở đâu chuẩn nhất tại Hà Nội