Những độ tuổi nào dễ bị giãn phế quản?

Giãn phế quản là tình trạng giãn không hồi phục các phế quản nhỏ và trung bình kèm theo sự rối loạn cấu trúc các lớp phế quản, tăng tiết dịch phế quản và nhiễm khuẩn từng đợt. Bệnh có thể do bẩm sinh hoặc mắc phải do các tác nhân khác nhau. Vậy những độ tuổi nào dễ bị giãn phế quản nhất? Hãy tìm hiểu thông tin qua bài viết sau đây.

Những độ tuổi nào dễ bị giãn phế quản? Những độ tuổi nào dễ bị giãn phế quản?

Giãn phế quản là tình trạng giãn không hồi phục các phế quản nhỏ và trung bình kèm theo sự rối loạn cấu trúc các lớp phế quản, tăng tiết dịch phế quản và nhiễm khuẩn từng đợt. Bệnh có thể do bẩm sinh hoặc mắc phải do các tác nhân khác nhau. Vậy những độ tuổi nào dễ bị giãn phế quản nhất? Hãy tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây.

1. Tổng quan bệnh giãn phế quản

Giãn phế quản là bệnh lý khá thường gặp. Hầu hết các bệnh nhân giãn phế quản có triệu chứng lâm sàng điển hình như ho, khạc đờm mủ kéo dài; tuy nhiên, cũng có nhiều bệnh nhân xuất hiện giãn phế quản không hề có triệu chứng, hoặc có triệu chứng giống hen phế quản... Vậy giãn phế quản là gì?

Giãn phế quản là tình trạng giãn không hồi phục của cây khí phế quản, có thể giãn phế quản chỉ khu trú ở một vùng của phổi, tuy nhiên, phần lớn các trường hợp giãn phế quản là giãn lan tỏa, bị cùng lúc khắp các vị trí lòng phế quản ở cả hai bên.

Do lòng phế quản bị giãn rộng, các lông chuyển ở đường hô hấp bị tổn thương, ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc vận chuyển đờm và các chất tiết đường hô hấp ra ngoài.

Khi chất tiết, dịch đường hô hấp bị ứ đọng lại sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhiễm trùng đường hô hấp, quá trình nhiễm trùng này lại gây tổn thương niêm mạc đường thở, làm cho tình trạng giãn phế quản ngày một nặng thêm.

vicare.vn-nhung-do-tuoi-nao-de-bi-gian-phe-quan-body-1

2. Nguyên nhân bệnh giãn phế quản

Giãn phế quản mắc phải

Loại này chiếm phần lớn trong số bệnh nhân giãn phế quản. Có thể gặp khi:

  • Viêm đường hô hấp kéo dài: thường là hậu quả của các bệnh như viêm xoang, viêm tai, viêm mũi, viêm vùng răng miệng, nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm vi-rút đường hô hấp, một số bệnh nghề nghiệp... Các bệnh này gây nhiễm khuẩn phế quản kéo dài và tái diễn, dẫn đến tổn thương các sợi cơ, sợi chun và sụn phế quản. Đồng thời, các chất xuất tiết ùn tắc lại trong phế quản và phản xạ ho gây tăng áp lực trong lòng phế quản kéo dài sẽ dẫn tới giãn phế quản.

  • Lao phổi: trong lao phổi, hiện tượng xơ sẹo phát triển sẽ gây biến dạng và chít hẹp phế quản, tại đó tình trạng viêm nhiễm và ứ đọng các chất xuất tiết sẽ dẫn tới tổn thương các cấu trúc thành phế quản, kết hợp với phản xạ ho gây tăng áp kéo dài sẽ làm phế quản bị giãn ra. Tuỳ từng thể lao mà khả năng gây giãn phế quản khác nhau: lao xơ hang gây giãn phế quản nhiều hơn 4 lần lao hạt và nhiều hơn 11 lần lao thâm nhiễm.

  • Các bệnh viêm nhiễm vi-rút ở phổi và phế quản: các bệnh này gây bội nhiễm, ho và tăng áp trong lòng phế quản kéo dài. Lúc đầu, giãn phế quản chỉ là tạm thời, nhưng do điều trị không tốt nên tổn thương không hồi phục và dẫn tới bệnh giãn phế quản.

  • Các tổn thương gây hẹp phế quản: khi các phế quản bị hẹp sẽ gây ùn tắc trong phế quản, gây viêm nhiễm, xuất tiết kéo dài và tổn thương các cấu trúc thành phế quản, đồng thời sự chít hẹp này cũng gây tăng áp trong lòng phế quản và dẫn tới giãn phế quản tăng dần. Các bệnh lý hay gây nên tình trạng này là các Polyp phế quản, dị vật phế quản, các bệnh lý hạch ở rốn phổi như lao hạch, Hodgkin, Lymphosarcom...

  • Giãn phế quản do hoá chất: thường gặp ở những người làm việc lâu ngày với các hoá chất bay hơi. Các hoá chất này bị hít vào đường hô hấp gây kích thích, tăng tiết và tổn thương cấu trúc thành phế quản, đồng thời gây phản xạ ho và tăng áp trong lòng phế quản kéo dài dẫn tới giãn phế quản.

Giãn phế quản bẩm sinh

Giãn phế quản bẩm sinh chỉ chiếm khoảng 10% số bệnh nhân giãn phế quản. Đa số đều thấy ở bệnh nhân trẻ và có kết hợp với bệnh phổi đa nang. Giãn phế quản bẩm sinh thường là loại giãn phế quản hình túi và thường có những tổn thương bẩm sinh khác kèm theo.

3. Những lứa tuổi nào dễ bị giãn phế quản?

Giãn phế quản có thể gặp ở mọi đối tượng và mọi lứa tuổi. Nhưng những đối tượng sau dễ mắc bệnh hơn:

  • Giãn phế quản do hoá chất: người làm việc lâu ngày với các hoá chất bay hơi, hít phải hóa chất vào đường hô hấp, chúng gây kích thích, tăng tiết và tổn thương cấu trúc thành phế quản, gây ho và tăng áp lực trong lòng phế quản dẫn tới giãn phế quản.

  • Giãn phế quản bẩm sinh: có thể gặp ở những người có tiền sử mắc bệnh về phổi, thận, gan, tụy. Những người bị suy giảm miễn dịch thể dịch toàn thể.

Những đối tượng thuộc nhóm có nhiều nguy cơ mắc giãn phế quản vừa nêu trên cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bệnh nhằm điều trị kịp thời.

vicare.vn-nhung-do-tuoi-nao-de-bi-gian-phe-quan-body-2

4. Biểu hiện của giãn phế quản

Nếu chú ý, bạn rất dễ nhận thấy một người bị bệnh giãn phế quản nhờ các biểu hiện sau đây: khạc đờm, gặp ở phần lớn bệnh nhân bị giãn phế quản, họ thường khạc đờm nhiều nhất vào buổi sáng, hay có khi khạc đờm rải đều trong ngày.

Lượng đờm nhiều ít tùy từng bệnh nhân. Đờm trong bệnh giãn phế quản có mùi thạch cao, có khi có mùi hôi, nếu để lắng sẽ có 4 lớp từ trên xuống dưới là: bọt, dịch nhầy trong, đờm mủ đặc, đờm mũi nhầy.

Tuy nhiên có người mắc bệnh giãn phế quản thể khô không khạc đờm. Ho thường kèm theo khạc đờm. Bạn dễ nhận thấy bệnh nhân “ho khạc quanh năm”.

Ho ra máu với các dạng: tia máu đỏ trong đợt viêm; ho ra máu lượng nhiều hơn, màu đỏ chói là chảy máu khi có biến chứng; Khó thở; Nhiễm khuẩn phổi tái phát nhiều lần; Tràn dịch màng phổi. Ở người bệnh lâu ngày, bạn có thể nhìn thấy ngón tay hình dùi trống.

5. Tác hại của giãn phế quản với người bệnh

Giãn phế quản có thể đưa đến một số hậu quả xấu cho người bệnh, các trường hợp ổ giãn phế quản tồn tại một thời gian dài, không phát hiện sớm và điều trị đúng thì ổ giãn phế quản có thể lan rộng ra sau nhiều đợt bội nhiễm tái phát, gây áp-xe phổi hoặc gây mủ phế quản, mủ phổi, mủ màng phổi, xơ phổi, khí phế thũng. Từ đó làm suy hô hấp trầm trọng, ảnh hưởng lớn đến chức năng của tim và nguy hiểm hơn là gây nên suy tim. Bệnh có các biến chứng: viêm phổi thùy, phế quản phế viêm, ápxe phổi, tràn dịch màng phổi, lao phổi, ápxe não, ho ra máu... Sau nhiều năm tiến triển sẽ dẫn đến suy hô hấp mạn và tâm phế mạn, bệnh nhân có thể tử vong sau vài năm.

Trẻ em mắc bệnh giãn phế quản sẽ chậm phát triển cả thể chất và tinh thần.
vicare.vn-nhung-do-tuoi-nao-de-bi-gian-phe-quan-body-3

6. Những việc cần làm để tránh mắc bệnh giãn phế quản

Việc chữa bệnh giãn phế quản rất khó khăn, tốn nhiều thời gian và kinh phí. Tùy theo thể bệnh và giai đoạn tổn thương mà dùng phương pháp điều trị thích hợp như dẫn lưu tư thế để tháo mủ ra ngoài; dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ, tức là cấy đờm tìm vi khuẩn rồi dùng kháng sinh có tác dụng diệt vi khuẩn đó hiệu quả nhất; Phẫu thuật cắt bỏ vùng phổi bị giãn phế quản.

Vì vậy những việc cần làm để tránh mắc bệnh sau đây là rất cần thiết đối với mọi người.

– Bạn nên cho gia đình bạn, đặc biệt là trẻ em tiêm vacxin phòng ngừa bệnh cảm cúm, vì khi bị cảm cúm, sức đề kháng của cơ thể giảm sẽ rất dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn tai mũi họng và đường hô hấp mà hậu quả là bị giãn phế quản.

– Các bậc cha mẹ nên đưa con đi tiêm phòng đầy đủ Chương trình tiêm chủng mở rộng để phòng các bệnh: lao, sởi, bạch hầu, ho gà bởi nếu trẻ mắc các bệnh này rất dễ bị giãn phế quản lúc trưởng thành.

– Khi bạn hoặc người thân của bạn bị các bệnh bẩm sinh hay mắc phải như: polyp phế quản, dị vật đường thở, khối u lành tính hoặc ác tính ở phổi, lao sơ nhiễm, ápxe phổi, viêm phổi, phế quản cấp và mạn tính, nhiễm khuẩn tai mũi họng...cần phải điều trị khỏi hẳn, có như thế mới tránh di chứng là nguyên nhân gây giãn phế quản sau này.

– Đối với người làm việc trong môi trường phải tiếp xúc với hóa chất dễ bay hơi cần phải sử dụng các phương tiện bảo hộ lao động như đeo khẩu trang, đeo kính hoặc mặt nạ phòng độc.

Chủ cơ sở phải có biện pháp làm thông thoáng không gian làm việc như sử dụng quạt thông gió, mở nhiều cửa tạo sự thông thoáng cho phòng làm việc, dùng máy hút bụi, hút hơi hóa chất... để tránh bị giãn phế quản do hít phải hóa chất.

– Vệ sinh răng miệng hàng ngày, đeo khẩu trang khi ra đường hay ở nơi công cộng, để tránh lây nhiễm bệnh qua đường hô hấp, ngăn chặn hậu quả giãn phế quản.