Những đồ ăn nên kiêng cữ khi mắc bệnh chân tay miệng

Khi mắc bệnh chân tay miệng ở trẻ em, việc tuân thủ chế độ kiêng kị trong sinh hoạt hằng ngày cũng như trong ăn uống là việc làm vô cùng cần thiết. Vậy những đồ ăn nên kiêng cữ khi mắc bệnh chân tay miệng là gì?

Những đồ ăn nên kiêng cữ khi mắc bệnh chân tay miệng Những đồ ăn nên kiêng cữ khi mắc bệnh chân tay miệng

Bệnh chân tay miệng là căn bệnh như thế nào?

Bệnh chân tay miệng là căn bệnh do virus đường ruột Ente’virus và Coxcakieruses gây ra. Bệnh này chủ yếu lây qua đường tiêu hóa và khi biến chứng nó có thể gây ra tử vong.

Biểu hiện sớm nhất của căn bệnh chân tay miệng là cơ thể người bệnh mệt mỏi, sốt nhẹ, có triệu chứng đau họng, sổ mũi diễn ra trong vài ngày. Sau đó, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn nặng hơn là xuất hiện các mụn nước ở niêm mạc miệng, thường xuất hiện ở cả mặt trong của má, lợi, mặt bên của lưỡi. Các mụn nước xuất hiện trong miệng thường vỡ rất nhanh và tạo ra các vết lở loét khiến cho trẻ đau và gặp nhiều khó khăn trong việc ăn uống.

Từ những nguyên nhân gây ra bệnh này, các bậc phụ huynh nên chú ý sớm đến những biểu hiện gây bệnh ở trẻ và những đồ ăn nên kiêng cữ khi mắc bệnh chân tay miệng để có thể chăm sóc tốt cho trẻ từ khi bệnh có dấu hiệu khởi phát.

vicare.vn-nhung-do-an-nen-kieng-cu-khi-mac-benh-chan-tay-mieng-body-1

Biểu hiện bệnh chân tay miệng.

Những đồ ăn nên kiêng cữ khi mắc bệnh chân tay miệng

Những đồ ăn nên kiêng cữ khi mắc bệnh chân tay miệng là những đồ ăn cứng và quá nóng. Cha mẹ vẫn có thể cho trẻ ăn những thức ăn bình thường nhưng được làm lỏng và mềm, thậm chí có thể làm mát đi cho dễ ăn như cháo bột; bởi những thức ăn cứng và quá nóng sẽ làm cho trẻ đau rát miệng và khó khăn trong việc nuốt thức ăn.

Khi trẻ không muốn ăn, bạn có thể ngưng cho trẻ ăn và thay thế vào đó một cốc sữa lạnh, một chiếc bánh flan hoặc một cốc sữa chua hay ly nước trái cây. Tuyệt đối không nên ép trẻ ăn khiến trẻ quấy khóc, trẻ sẽ càng mệt mỏi hơn.

Thời gian bệnh của trẻ sẽ kéo dài từ 5-10 ngày, nên khi hết bệnh, trẻ có thể ăn lại để bù những hôm không ăn uống ngon miệng trước đó. Sau khi cho trẻ ăn xong, cha mẹ hãy cho trẻ súc miệng sạch sẽ và nghỉ ngơi, sau từ 3-4 tiếng sau mới cho trẻ ăn tiếp.

Cha mẹ không nên kiêng nước cho trẻ khi trẻ mắc chân tay miệng

Có rất nhiều bậc phụ huynh cho trẻ kiêng tắm, kiêng nước khi trẻ mắc bệnh chân tay miệng. Thực tế, đây là một điều hoàn toàn sai lầm bởi việc không tắm sẽ là điều kiện cho vi khuẩn phát triển, bệnh sẽ có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Do vậy, cha mẹ không nên kiêng tắm cho trẻ. Thay vào đó, hãy tiến hành vệ sinh sạch sẽ cho trẻ ở những nơi kín gió và vệ sinh bằng xà phòng sát khuẩn.

vicare.vn-nhung-do-an-nen-kieng-cu-khi-mac-benh-chan-tay-mieng-body-2

Tuyệt đối không cho trẻ dùng chung đồ chơi hay thức ăn

Ngoài việc tìm hiểu những đồ ăn nên kiêng cữ khi mắc bệnh chân tay miệng, cha mẹ nên tránh cho trẻ dùng chung đồ ăn hoặc đồ chơi. Trẻ không nên ngậm đồ chơi hay núm vú bằng cao su. Đồng thời những đồ chơi và thìa, bát của trẻ phải được rửa sạch mỗi ngày và không cho trẻ ăn chung với những thức ăn của trẻ khác. Việc này sẽ tránh lây lan bệnh tay chân miệng sang những trẻ khỏe mạnh khác.

Khi trẻ mắc bệnh chân tay miệng, điều quan trọng nhất là tăng sức đề kháng và giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ. Trẻ nên được ăn đủ bữa trong một ngày (từ 3- bữa/ngày), bữa ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, nên cho trẻ ăn nhiều trái cây, yếu tố vi lượng và vitamin nên được đảm bảo.

Nếu trẻ mắc chân tay miệng ở mức độ nhẹ, cha mẹ vẫn có thể điều trị cho trẻ tại nhà nhưng vẫn nên đưa trẻ đi tái khám định kỳ để theo dõi những tiến triển của bệnh. Quan sát giấc ngủ của trẻ và quan sát xem trẻ có giật mình khi ngủ không là cách để kiểm tra xem bệnh của trẻ có để lại biến chứng gì không.

Như vậy, hy vọng qua thông tin về những đồ ăn nên kiêng cữ khi mắc bệnh chân tay miệng mà HoiBenh cung cấp, các bệnh phụ huynh có thể hiểu thêm về căn bệnh này và chăm sóc con mình tốt hơn nếu không may trẻ mắc bệnh.

Xem thêm:

  • Trẻ bị bệnh tay chân miệng cần kiêng gì?
  • Những điều cần biết về bệnh chân tay miệng ở người lớn