Những điều về cơn đau tử cung sau sinh có thể mẹ chưa biết
Chứng đau bóp tử cung sau sinh có lẽ là điều khiến sản phụ cảm thấy khó chịu nhất sau khi sinh. Có người cảm thấy vô cùng lo lắng, cũng có người cảm thấy rất bình thường. HoiBenh sẽ giúp các chị em sản phụ hiểu rõ hơn về cơn đau tử cung sau sinh để chị em có thể tiện theo dõi và chăm sóc sức khỏe của mình
Những điều về cơn đau tử cung sau sinh có thể mẹ chưa biết
Chứng đau bóp tử cung sau sinh có lẽ là điều khiến sản phụ cảm thấy khó chịu nhất sau khi sinh. Có người cảm thấy vô cùng lo lắng, cũng có người cảm thấy rất bình thường. HoiBenh sẽ giúp các chị em sản phụ hiểu rõ hơn về cơn đau tử cung sau sinh để chị em có thể tiện theo dõi và chăm sóc sức khỏe của mình
Đau tử cung sau sinh là như thế nào?
Có thể hiểu nôm na, cơn đau tử cung sau sinh là do tử cung co lại trở về kích thước và vị trí trước khi mang thai. Tử cung bắt đầu co ngay sau khi sinh và kết thúc trong vòng 4 đến 6 tuần sau đó. Chị em không cần phải cảm thấy lo lắng quá bởi đây hoàn toàn là những phản xạ bình thường và không hề gây nguy hiểm.
Nguyên nhân được xác định là do sau sinh, tử cung bị mất đi trương lực trong quá trình mang thai nên sẽ bắt đầu co bóp để trở về trạng thái trước đây. Ngoài ra, tử cung có những cơn co bóp mạnh để loại các chất dư thừa như sản dịch, máu... ra ngoài. Thế nên, sản phụ mới bị đau tử cung. Không phải bà mẹ nào cũng bị đau tử cung sau sinh.
Với những người sinh con so thường ít gặp hơn vì lúc này, tử cung còn đàn hồi tốt và khỏe mạnh. Với những người sinh con rạ hoặc càng sinh nhiều thì cơn co tử cung sẽ càng nhiều hơn bởi khi này cơ tử cung yếu dần, bộ phận tử cung càng cần phải co bóp mạnh hơn những lần trước để đẩy máu cục, đẩy sản dịch ra ngoài. Các cơn đau tử cung thường hay gặp khi cho trẻ bú vì khi đó, hormone oxytocin đã được giải phóng ra nhiều nên gây kích thích và làm tăng tốc độ co thắt ở tử cung.
Làm sao để giảm đau tử cung sau khi sinh
Trong vòng 24 – 48 tiếng sau khi sinh, các cơn chuột rút sẽ có cường độ mạnh nhất và giảm dần trong vòng 2 - 3 ngày tiếp theo. Để hạn chế những đau đớn các chị em hãy cố gắng đi tiểu thường xuyên vì khi bàng quang căng, nó sẽ chiếm chỗ và làm tử cung khó co bóp. Chị em có thể nhẹ nhàng massage bụng dưới hay thả lỏng cơ bụng để giúp giảm đau sau khi sinh nở, tập hít thở nhẹ nhàng giúp tử cung co bóp.
Khi nằm xuống, các chị em có thể đặt một chiếc gối ở dưới bụng dưới để giảm đi sự khó chịu và cơn đau. Trong trường hợp sản phụ quá đau và những cơn đau này không thuyên giảm sau một tuần thì chị em nên đến gặp bác sĩ để xin ý kiến.
Chị em có thể giảm cơn đau tử cung sau sinh bằng một số món ăn như: Gà xào nghệ - giúp kháng viêm, tăng cường miễn dịch cho chị em sau khi sinh và giúp giảm đau hiệu quả; ăn gân bò hầm đu đủ - món ăn vừa giúp giảm đau lại vừa giúp mẹ nhanh về sữa, về nhiều sữa sau khi sinh; món mề gà nướng - lấy mề của gà tơ, cạo rửa sạch sẽ và vẫn giữ nguyên phần màng màu vàng trong mề, ướp muối và nướng chín kĩ sẽ giảm đau cực hiệu nghiệm.Ngoài ra, chị em nên cho bé bú thường xuyên để giúp dạ con được kích thích co bóp nhiều hơn và mẹ sẽ cảm thấy đau dữ dội nhất. Thế nhưng cơn đau này sẽ nhanh chóng qua đi, bé vừa được ti no mà mẹ lại nhanh khỏi đau.
Mặc dù những cơn đau tử cung sau sinh sẽ khiến mẹ vô cùng bực bội, khó chịu thế nhưng mẹ tuyệt đối không được phép tự ý dùng thuốc mà cần phải hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và em bé. KHông được sử dụng viên giảm đau đặt hậu môn vì khiến xuất hiện trầm trọng, cũng không được chườm nóng hay chườm nước ấm gì cả. Việc tử cung co lại là hoàn toàn tự nhiên thế nên mẹ tuyệt đối không được sử dụng các biện pháp gây cản trở quá trình này.