Những điều thai phụ nên biết về đẻ mổ lần 3
Chỉ nên đẻ mổ 2 lần là lời khuyên của nhiều bác sĩ dành cho chị em phụ nữ. Do vậy, những chị em muốn có thai lần 3 thường rất lo lắng. Vậy đẻ mổ lần 3 có nguy hiểm không? Cần lưu ý những gì? Hãy cùng Vicare tìm hiểu về đẻ mổ lần 3.
Những điều thai phụ nên biết về đẻ mổ lần 3
Chỉ nên đẻ mổ 2 lần là lời khuyên của nhiều bác sĩ dành cho chị em phụ nữ. Do vậy, những chị em muốn có thai lần 3 thường rất lo lắng. Vậy đẻ mổ lần 3 có nguy hiểm không? Cần lưu ý những gì? Hãy cùng Vicare tìm hiểu về đẻ mổ lần 3.
Đẻ mổ lần 3 nên cách lần 2 bao lâu?
Khoảng cách giữa lần mang thai thứ 3 và đẻ mổ thứ 2 nên cách nhau ít nhất là 2 năm. Bởi đây chính là khoảng thời gian an toàn để vết thương do ca mổ lần 2 hoàn toàn hồi phục từ trong ra ngoài. Nếu chị em mang thai ít hơn 2 năm thì nguy cơ bục vết mổ ở lần sinh thứ 2 sẽ rất cao. Điều này sẽ gây nguy hiểm cho cả người mẹ lẫn thai nhi
Đẻ mổ lần 3 có cần chờ cơn đau chuyển dạ xuất hiện?
Nếu đã từng mổ đẻ 2 lần trước đó thì lần sinh thứ 3 cũng sẽ được chỉ định sinh mổ vì nếu đẻ thường nguy cơ bục vết mổ trước rất cao. Khi thai đã được khoảng 39 tuần, bác sĩ sẽ yêu cầu mổ lấy thai cho bà bầu luôn mà không chờ đến khi chuyển dạ vì khi chuyển dạ, các cơn đau có thể ảnh hưởng đến vết mổ trước đó.
Bác sĩ sẽ quyết định thời gian mổ của sản phụ nhằm ngăn ngừa những rủi ro lớn nhất có thể xảy ra dựa trên tình trạng vết mổ cũ, sự phát triển của thai nhi, độ dày mỏng của thành tử cung... Đối với những thai phụ mà thai làm tổ trên vết mổ cũ khi sẹo có dấu hiệu sưng tấy sẽ được chỉ định mổ sớm mà không cần chờ cơn đau chuyển dạ xuất hiện.
Những nguy cơ sản phụ phải đối mặt khi đẻ mổ lần 3
Nứt, vỡ tử cung
Ở phần bụng của các mẹ luôn có vết sẹo sau khi sinh mổ. Bình thường, thời gian để vết thương khỏi cần đến 3 tháng tùy vào tình trạng sức khỏe của mẹ. Tuy nhiên, vết sẹo này là nguyên nhân dẫn tới nguy hiểm khi sinh mổ lần 3.
Vết sẹo mổ có thể bị bục ra trong quá trình mẹ mang thai, đặc biệt khi khoảng cách mang thai giữa 2 lần của mẹ ít hơn 6 tháng. Và khi vết sẹo bị bục sẽ dẫn đến hiện tượng nứt, vỡ tử cung gây nguy hiểm đến tính mạng của mẹ và thai nhi.
Hiện tượng bất thường về nhau thai
Đẻ mổ lần 3 làm tăng khả năng sản phụ gặp phải các hiện tượng bất thường về nhau thai như: nhau bong non, nhau cài răng lược, nhau tiền đạo,...đòi hỏi các bác sĩ trong quá trình sinh mổ phải xử lí cực kỳ cẩn thận. Đặc biệt hiện tượng nhau cài răng lược có liên quan tới các cơ quan xung quanh tử cung (bàng quang, ruột,..), có thể dẫn đến băng huyết sau sinh hoặc phải cắt bỏ tử cung.
Hồi phục chậm sau sinh
Vì trải qua 2 lần sinh mổ trước nên đến lần thứ 3 sức khỏe của mẹ yếu hơn rất nhiều, mẹ chịu đau đớn nhiều hơn, dẫn đến khả năng hồi phục rất chậm. Sau khi sinh, mẹ cần sử dụng thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh,.. gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho bé.
Nguy cơ nhiễm trùng cao hơn
Các vết thương mổ sau sinh của mẹ nếu không được chăm sóc và xử lý tốt có thể bị nhiễm trùng cao không chỉ ở vết mổ mà còn ở trong tử cung và các cơ quan vùng chậu khác làm thời gian nằm viện của mẹ lâu hơn, có nguy cơ mắc một số bệnh phụ khoa khác và còn ảnh hưởng đến lần mang thai tiếp theo.
Hiện tượng dính ruột
Một trong những nguy hiểm ở lần sinh mổ thứ 3 mẹ có thể gặp phải là hiện tượng dính ruột. Những mẹ trải qua nhiều lần sinh mổ khả năng dính ruột vào thành bụng, bàng quang và ruột càng cao.
Nguy cơ tử vong cao
Khi sinh mổ, nguy cơ tử vong ở mẹ cao hơn 2-4 lần so với khi sinh thường.
Ngoài ra, những nguy hiểm ở lần sinh thứ 3 mẹ có thể gặp phải khi sinh mổ là nguy cơ chấn thương các cơ quan khác, tăng các biến chứng mang thai lần sau, mắc các bệnh liên quan đến nội tử cung,..
Đẻ mổ lần 3, mẹ bầu cần chuẩn bị những gì?
Mặc dù đã trải qua 2 lần đẻ mổ trước đó, nhưng đến lần sinh mổ thứ 3, chị em vẫn cần ghi nhớ những lưu ý dưới đây trước khi đi sinh để có cuộc sinh thuận lợi.
- Chọn bệnh viện sinh từ sớm: Khác với các mẹ sinh thường, các mẹ sinh mổ lần 3 thường sinh sớm so với ngày dự kiến sinh và được biết trước kế hoạch sinh mổ của mình. Việc đăng ký bệnh viện sinh ngay từ đầu giúp thai phụ được theo dõi cả quá trình thai sản.
- Chuẩn bị đồ dùng cho bé và mẹ sinh mổ: Mẹ sinh mổ sẽ phải nằm viện từ 3-5 ngày tùy tình trạng sức khỏe nhưng lâu hơn so với các mẹ sinh thường vì vậy chị em cần chuẩn bị đồ đi sinh nhiều hơn .
- Không ăn uống trước khi mổ đẻ: Trước khi đẻ mổ 8 tiếng, thai phụ cần làm rỗng dạ dày do vậy không được ăn uống bất cứ thứ gì. Thậm chí một vài ngày trước khi sinh chỉ nên ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa vì trong quá trình phẫu thuật, mẹ bầu sẽ được gây tê/gây mê. Nếu dạ dày chứa nhiều đồ ăn có thể dẫn tới tình trạng trào ngược phổi gây tắc đường thở, nguy hiểm hơn là tử vong.
Nếu mẹ muốn sinh con thứ 3 với cách sinh mổ thì nên có sự tư vấn của bác sĩ sản khoa và lưu ý đến các điều trên để có thể hoàn thành thai kỳ một cách tốt nhất.
Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ sinh mổ mà không cần chờ đợi các dấu hiệu khác vì cơ thể mẹ lúc này khó có thể sinh thường mà không gây ra các tổn thương. Tuy nhiên, việc tiến hành sinh mổ lúc này cần thực hiện vô cùng cẩn thận và theo sát mọi diễn tiến của cơ thể để đảm bảo an toàn.
Xem thêm:
- Đẻ mổ tối đa được mấy lần để an toàn cho cả mẹ và bé?
- Thai kỳ ở tuần tuổi bao nhiêu thì có thể mổ đẻ