Những điều người bị bệnh trĩ giai đoạn đầu cần biết

Khi xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống trở nên bận rộn hơn thì bệnh trĩ lại càng trở nên phổ biến đối với mọi người. Người bị bệnh trĩ giai đoạn đầu thường thấy các triệu chứng không quá nghiêm trọng nên tự ý điều trị, vô tình khiến cho bệnh càng nặng hơn. Vậy mắc bệnh trĩ giai đoạn đầu cần lưu ý điều gì?

Những điều người bị bệnh trĩ giai đoạn đầu cần biết Những điều người bị bệnh trĩ giai đoạn đầu cần biết

Khi xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống trở nên bận rộn hơn thì bệnh trĩ lại càng trở nên phổ biến đối với mọi người. Người bị bệnh trĩ giai đoạn đầu thường thấy các triệu chứng không quá nghiêm trọng nên tự ý điều trị, vô tình khiến cho bệnh càng nặng hơn. Vậy mắc bệnh trĩ giai đoạn đầu cần lưu ý điều gì?

Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ là tình trạng các tĩnh mạch bị sưng xung quanh hậu môn hoặc ở trực tràng dưới. Nhiều thống kê ở nước ngoài cho thấy tỉ lệ người mắc bệnh trĩ ở độ tuổi 50 là 50%. Bệnh trĩ được phân loại thành trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp.Trĩ nội phát triển trong hậu môn hoặc trực tràng.Trĩ ngoại phát triển bên ngoài hậu môn. Trĩ hỗn hợp bao gồm triệu chứng của hai loại trên.Trong đó trĩ ngoại là phổ biến nhất và rắc rối nhất.

Bệnh trĩ giai đoạn đầu rất dễ điều trị vì tĩnh mạch trực tràng, hậu môn chưa bị tổn thương quá nhiều. Nhưng nếu để lâu, bệnh sẽ tiến triển nặng hơn và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác. Do đó, người bệnh cần hết sức lưu ý ở giai đoạn này để kịp thời chữa trị.

HoiBenh.vn-benh-tri-giai-doan-dau-body-2
Bệnh trĩ giai đoạn đầu không khó điều trị nếu áp dụng đúng phương pháp

Triệu chứng của bệnh trĩ giai đoạn đầu

  • Chảy máu không đau trong khi đi cầu - bạn có thể thấy một lượng nhỏ máu đỏ tươi trong khi đại tiện
  • Ngứa hoặc kích ứng ở vùng hậu môn của bạn
  • Đau hoặc khó chịu
  • Sưng xung quanh hậu môn của bạn

Triệu chứng trĩ thường phụ thuộc vào vị trí bị trĩ

  • Trĩ nội: Đau ở trong sâu, bệnh nhân cảm giác như có một vật lạ trong ống hậu môn, cơ thắt giãn nở kém. Búi trĩ có thể lòi ra khi đi và dễ dàng đẩy vào bên trong nếu bạn bị bệnh trĩ giai đoạn đầu.
  • Trĩ ngoại: Bệnh nhân có mẫu da thừa rìa hậu môn bệnh nhân thường cảm thấy ngứa và đau rát. Một cục máu đông có thể hình thành trong một trĩ ngoại, nó có thể chuyển thành màu tím hoặc màu xanh. Đây được gọi là huyết khối, nó có thể gây tổn thương và ngứa rất nhiều và có thể chảy máu. Khi cục máu đông tan, bạn vẫn còn một chút da thừa còn sót lại, có thể gây kích ứng.

Mặc dù bệnh trĩ rất phiền toái nhưng chúng không đe dọa tính mạng và thường tự biến mất mà không cần điều trị nếu bạn mắc bệnh trĩ giai đoạn đầu. Có một số trường hợp rất hiếm, việc chảy máu trong bệnh trĩ khiến bệnh nhân bị thiếu máu.

6 cách đơn giản để giúp bạn ngăn ngừa bệnh trĩ giai đoạn đầu

Tăng lượng chất xơ trong khẩu phần ăn

Bệnh trĩ thường xảy ra ở những người không thường xuyên đi đại tiện. Một trong những cách tự nhiên nhất để đi đại tiện dễ dàng hơn là tăng lượng hấp thu chất xơ thông qua chế độ ăn uống của bạn. Bạn nên tiêu thụ 25-30 gam chất xơ mỗi ngày. Nguồn thực phẩm giàu chất xơ bao gồm:

  • Các loại đậu: đậu Hà Lan, đậu lăng, đậu đen, đậu lima và đậu nướng
  • Ngũ cốc nguyên hạt: lúa mạch, cám, bột yến mạch và gạo lứt
  • Các loại rau: a-ti-sô, đậu xanh, bông cải xanh và cải Brussels
  • Trái cây: quả mâm xôi, lê, táo và chuối
  • Uống đủ nước: Đây là cách phòng chống bệnh trĩ đơn giản nhất nhưng rất ít người trong chúng ta tuân thủ điều đó. Kết hợp một chế độ ăn uống lành mạnh đầy đủ chất xơ và uống đủ nước là chìa khóa cho việc đi vệ sinh lành mạnh. Uống từ 6 đến 8 ly nước mỗi ngày không chỉ giữ cho hệ thống tiêu hóa của bạn hoạt động thuận lợi mà còn có lợi cho toàn bộ cơ thể bạn .
chế độ ăn giàu chất xơ
Tăng lượng chất xơ trong khẩu phần ăn

Tập thể dục

Tập thể dục giúp cho hoạt động đường ruột của bạn khỏe mạnh tuy nhiên một số hoạt động làm tăng áp lực và sức căng lên bụng (chẳng hạn như cử tạ) có thể dẫn đến sự hình thành của trĩ. Duy trì hoạt động làm giảm thời gian ngồi của bạn - giảm gây áp lực lên tĩnh mạch ở trực tràng dưới của bạn. Nếu bạn có tiền sử bị bệnh trĩ, bạn cần tránh các bài tập tạ nặng hoặc các hoạt động gây áp lực khác và lựa chọn các thói quen luyện tập các môn thể thao vừa phải hơn như tập yoga, bơi lội hoặc đi bộ để ngăn ngừa bệnh trĩ.

Hãy cẩn thận khi sử dụng thuốc nhuận tràng

Khi mắc táo bón, một số thực phẩm chức năng bổ sung chất xơ sẽ giúp bạn đi cầu thường xuyên hơn, từ đó ngăn ngừa bệnh trĩ. Một số thuốc nhuận tràng hoạt động bằng cách kích thích co thắt ruột để di chuyển phân. Điều này có thể làm tăng áp lực trĩ và gây ra các triệu chứng của bệnh trĩ. Vì vậy, hãy lựa chọn thuốc nhuận tràng thẩm thấu đơn giản làm tăng lượng nước trong ruột và giảm táo bón .

Không nhịn khi muốn đi đại tiện

Khi bạn có nhu cầu đại tiện, hãy “giải quyết” ngay. Đây là một trong những cách đơn giản nhất để ngăn ngừa trĩ. Hãy lắng nghe và đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Khi bạn chờ đợi đến khi có thời gian rảnh để đi vệ sinh, việc đi cầu sẽ trở nên khó khăn hơn và càng làm tăng áp lực lên tĩnh mạch của bạn.

Tránh căng thẳng

Tăng sức căng và gây thêm áp lực lên tĩnh mạch trong trực tràng của bạn là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây nên đau đớn hoặc chảy máu trĩ. Trong một số trường hợp, điều này có thể xảy ra do rặn quá mạnh khi cố gắng đi cầu. Các tình huống cũng có thể gây căng thẳng bao gồm nhấc vật nặng, ho mãn tính hoặc thậm chí mang thai. Nếu bạn có vấn đề với bệnh trĩ, bạn nên nhận thức được sự căng thẳng đang xảy ra với ruột và hạn chế điều này càng nhiều càng tốt.

Bệnh trĩ giai đoạn đầu không phải vấn đề quá phiền toái nếu bạn phát hiện sớm, tuân thủ điều trị và thực hiện thói quen sống lành mạnh. Đừng ngần ngại giấu bệnh, lời khuyên cho bạn là hãy đi khám bác sĩ trước khi tình trạng bệnh trở nên quá nghiêm trọng.

Xem thêm:

  • Những điều cần biết về bệnh trĩ
  • 7 điều quan trọng bạn cần biết về bệnh trĩ
  • Con số đáng sợ: 50% dân số Việt Nam mắc bệnh trĩ