Những điều cha mẹ cần biết về bệnh chàm sữa ở trẻ
Bệnh chàm sữa hay còn có tên gọi khác là bệnh lác sữa ở trẻ em. Chàm sữa ở trẻ thường gây ra bệnh lột da, nứt da, chảy máu làm trẻ bị ngứa ngáy, đau đớn. Nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm khác.
Những điều cha mẹ cần biết về bệnh chàm sữa ở trẻ
Bệnh chàm sữa hay còn có tên gọi khác là bệnh lác sữa ở trẻ em. Chàm sữa thường gây ra bệnh lột da, nứt da, chảy máu làm trẻ bị ngứa ngáy, đau đớn. Nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm khác. Vậy thì bệnh chàm sữa ở trẻ là gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh ra sao? Hãy cùng HoiBenh đi sâu vào tìm hiểu.
Nguyên nhân gây ra bệnh chàm sữa ở trẻ em
Hiện nay, nguyên nhân gây ra bệnh chàm sữa ở trẻ vẫn chưa xác định được chính xác. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu cho thấy có một số tác nhân khiến bệnh xuất hiện và trở nặng thêm như:
- Trẻ có cơ địa mẫn cảm, dễ bị dị ứng.
- Trẻ có cha mẹ đang mắc các bệnh hen suyễn, mề đay, dị ứng da và dị ứng thời tiết,...
- Nhiễm bệnh từ tác nhân môi trường như bị: Mạt, bọ ve, bọ chét, nấm mốc, bụi bẩn, lông động vật,...
- Những trẻ bị nhiễm trùng da, rối loạn chuyển hóa thức ăn, bú sữa ngoài đã bị dị ứng,... cũng dễ sinh bệnh chàm sữa.Phân loại chàm sữa trên da trẻ
Bệnh chàm sữa ở trẻ em là một chứng bệnh không đơn thuần mà có thể phát triển thành các thể bệnh khác nhau vì thế cha mẹ cần phải hết sức lưu ý các biểu hiện của con để cho con đi thăm khám và điều trị kịp thời.
- Chàm sữa cấp tính: Có biểu hiện như da nổi hồng ban, có mụn nước, dịch, đóng vảy, ngứa dữ dội làm cho trẻ quấy khóc, không ăn uống được.
- Chàm sữa bán cấp: Là giai đoạn trung gian của bệnh, thường có biểu hiện giống cả cấp tính lẫn mãn tính.
- Chàm sữa mãn tính: Da trẻ trở nên rất ngứa, mảng da dày, tróc vảy trên da, có nhiều rãnh ngang dọc và da đổi màu da sau khi bị viêm.
Cách điều trị khi trẻ bị chàm sữa
Để điều trị bệnh chàm sữa, cha mẹ nên đưa trẻ đi bệnh viện khi thấy có các biểu hiện chàm sữa cấp tính. Bệnh cần phải được điều trị ngay để tránh biến chứng thành chàm mãn tính hoặc là chàm thể tạng. Không được tự ý mua thuốc bôi tại nhà vì có khả năng cao làm cho da trẻ bị bội nhiễm.
Có nhiều người thường tự ý ra nhà thuốc tây mua thuốc về bôi cho con mà không biết những loại thuốc bôi này thường là loại có chứa corticosteroid. Kem và thuốc bôi có chứa corticosteroid bôi lâu ngày sẽ làm da trẻ nhiễm nấm, teo da, đổi màu da, nặng hơn là làm chàm sữa càng lan rộng, nhiễm trùng và suy thận rất nguy hiểm.Cách chăm sóc cho trẻ đang bị bệnh chàm sữa
Khi trẻ bị bệnh chàm sữa, ngoài việc cha mẹ nên cho con đi thăm khám và điều trị sớm thì chăm sóc trẻ khi bệnh cũng là một yếu tố quan trọng, quyết định thời gian lành bệnh và giảm triệu chứng bệnh. Để chăm sóc trẻ tốt hơn, cha mẹ cần lưu ý một số điểm dưới đây:
- Không cho trẻ gãi, gỡ các mảng da bị chàm sữa, tắm cho trẻ với xà phòng dành riêng cho da em bé nhạy cảm, nên tắm nhanh khoảng từ 5-10 phút là được. Cắt móng tay cho trẻ để đề phòng trẻ gãi làm bội nhiễm da.
- Giặt quần áo và các đồ dùng bằng vải như chăn màn, khăn mặt, khăn tắm...giặt đồ cho trẻ bằng xà phòng có độ pH 4,5-6,5, sau khi đã giặt xong nên phơi khô ráo dưới nắng mặt trời, tránh phơi trong nhà.
- Mặc quần áo cho trẻ nhẹ thoáng và mát mẻ cho trẻ, không nên cho con mặc đồ có chất liệu len hoặc là sợi tổng hợp rất nóng, làm bít tắc lỗ chân lông không thoát được mồ hôi ra ngoài.
- Giữ cho da trẻ luôn khô ráo, sạch sẽ, nếu như là trẻ nhỏ còn xài tã lót thì thay tã ít nhất là 3 lần mỗi ngày.
- Thời gian này nên cho trẻ ăn nhiều hơn các món ăn chế biến từ rau xanh, trái cây, củ quả, ngũ cốc nguyên cám, cá biển. Không nên cho con ăn thức ăn nhanh (pizza, hambuger, gà rán,...), thức ăn ướp lạnh, nước ngọt có gas và bánh kẹo.- Không được cho trẻ đi tiêm chủng khi đang bị bệnh, đồng thời cha mẹ cũng cần tránh cho trẻ tiếp xúc với những người vừa mới đi tiêm chủng.
“Phòng bệnh hơn điều trị bệnh” vì thế nếu con chưa bị chàm sữa, mẹ nên phòng bệnh cho con bằng cách mẹ đang cho con bú nên ăn nhiều cá biển, hạn chế ăn các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, trứng, nội tạng động vật để không lây bệnh dị ứng khi trẻ bú sữa mẹ.
Cha mẹ và người lớn trong nhà cũng cần vệ sinh thân thể cho trẻ sạch sẽ mỗi ngày, thường xuyên lau dọn, vệ sinh nhà cửa, nhất là nơi ở của trẻ sơ sinh phải luôn gọn gàng, ngăn nắp và không nên cho trẻ tiếp xúc với vật nuôi nếu con có các biểu hiện dị ứng lông động vật
Trên đây là những điều mẹ cần biết về bệnh chàm sữa ở trẻ, hi vọng với bài viết này, bạn đọc đã có thêm thông tin cho mình từ đó có cách phòng, phát hiện và điều trị bệnh tốt hơn.