Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc chống đông máu

Thuốc chống đông máu (hay anticoagulant) có tác dụng giúp ngăn chặn sự hình thành các cục máu đông (huyết khối), nên thường được chỉ định trong việc phòng ngừa và điều trị các bệnh lý do sự hình thành huyết khối gây nên như đột quỵ, huyết khối tĩnh mạch sâu, nhồi máu cơ tim, nghẽn mạch phổi, rung tâm nhĩ...

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc chống đông máu Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc chống đông máu

Cục máu đông là kết quả của 1 loạt các hiện tượng xảy ra trong quá trình cầm máu với ba giai đoạn chính là: kết tập tiểu cầu, đông máu, co mạch. Cục máu đông được hình thành bên trong cơ thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên các cơn đau thắt ngực, đột quỵ, thuyên tắc khối tĩnh mạch, nhồi máu cơ tim,... và đều để lại các hậu quả nặng nề cho bệnh nhân, thậm chí có thể gây ra tử vong.

Do vậy, việc sử dụng thuốc chống đông máu trong dự phòng và chữa trị các bệnh do nguyên nhân huyết khối đóng một vai trò rất quan trọng.

Tìm hiểu về thuốc chống đông máu

Thuốc chống đông máu có tác dụng giúp ngăn ngừa sự hình thành huyết khối nên thường được chỉ định trong việc phòng ngừa hoặc chữa trị các bệnh lý do sự hình thành huyết khối gây nên như nhồi máu cơ tim, huyết khối tĩnh mạch sâu, nghẽn mạch phổi, đột qụy và rung tâm nhĩ... Đây là các bệnh lý nguy hiểm, nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong.

Những ai thường được chỉ định uống thuốc chống đông máu?

vicare.vn-nhung-dieu-can-luu-y-khi-su-dung-thuoc-chong-dong-mau-body-1
  • Bệnh nhân đã thay van tim cơ học cần phải uống thuốc chống đông máu suốt đời để duy trì hoạt động của van, tránh bị kẹt van bởi cục máu đông gây ra hư van phải mổ lại.
  • Bệnh nhân bị loạn nhịp tim (rung nhĩ) dễ tạo cục máu đông ở trong tim. Cục máu đông này được tim bóp ra và trôi theo dòng máu lên não gây ra đột quỵ (nhũn não). Do đó bệnh nhân bị rung nhĩ cần phải uống thuốc chống đông để giúp ngăn ngừa đột quỵ.
  • Bệnh nhân có huyết khối tĩnh mạch chân cần uống thuốc chống đông máu từ 3 đến 6 tháng hoặc lâu hơn tùy vào nguyên nhân gây huyết khối.
  • Bệnh nhân thuyên tắc phổi hoặc tăng áp động mạch phổi tiên phát cần điều trị thuốc chống đông máu lâu dài.

Phân loại thuốc chống đông máu

Các thuốc chống đông máu được chia làm hai nhóm:

  • Nhóm thuốc chống đông máu (warfarin, heparin, ...) thường được sử dụng thông qua đường tiêm truyền tĩnh mạch. Các thuốc này tác động đối kháng thụ thể với vitamin K và ức chế vitamin K tổng hợp ra những yếu tố đông máu như prothrombin (yếu tố II), yếu tố VII, IX, X và các protein S, protein C nên có tác dụng giúp chống đông máu.
  • Nhóm thuốc chống đông máu (dabigatran, rivaroxaban, edoxaban, apixaban) thường được sử dụng thông qua đường uống nên được gọi là thuốc chống đông máu đường uống mới (NOAs: New oral anticoagulants). Nhóm thuốc này gây ức chế trực tiếp yếu tố Xa (, apixaban, edoxaban, rivaroxaban) và yếu tố IIa (dabigatran) nên có tác dụng giúp chống đông máu.

Một số thuốc chống đông máu phổ biến

vicare.vn-nhung-dieu-can-luu-y-khi-su-dung-thuoc-chong-dong-mau-body-2

Heparin

Heparin được dùng dự phòng và chữa trị các bệnh do huyết khối: điều trị thuyên tắc do huyết khối; dự phòng huyết khối tĩnh mạch sâu; dự phòng thành lập cục máu đông trong chạy thận nhân tạo và kết hợp trong chữa trị hội chứng mạch vành cấp.Thuốc chống đông đường uống:

Thuốc kháng vitamin K

Do thuốc có cấu trúc gần giống như vitamin K nên cản trở việc khử vitamin K - epoxid thành vitamin K ở trong tế bào gan, là 1 chất cần trong việc tổng hợp các yếu tố đông máu. Thuốc kháng vitamin K được dùng để điều trị tiếp theo heparin khi cần chữa trị kháng đông kéo dài.

  • Dabigatran là thuốc ức chế trực tiếp Thrombin.
  • Rivaroxaban là thuốc chống đông đường uống thế hệ mới thứ hai thông qua cơ chế ức chế trực tiếp yếu tố Xa. Thuốc được dùng 1 liều duy nhất trong ngày vào bữa tối để đảm bảo hấp thụ 1 cách tốt nhất. Thuốc được thải trừ chủ yếu thông qua thận.
  • Apixaban là thuốc chống đông đường uống thế hệ mới thứ ba thông qua cơ chế ức chế trực tiếp yếu tố Xa. Thuốc thải trừ chủ yếu thông qua gan và chủ yếu gắn với Protein.

Thuốc chống kết tập tiểu cầu

Thuốc ngăn ngừa sự hình thành nút chặn tiểu cầu nên có tác dụng giúp chống đông máu từ giai đoạn cầm máu sơ cấp.

  • Có 5 nhóm thuốc chống kết tập tiểu cầu chính được dùng trên lâm sàng hiện nay: Aspirin; Clopidogrel (Plavix); Ticlopidin (Ticlid); Dipyridamol (Agrenox, Persantin); Trifusal (Disgren).
  • Các thuốc chống kết tập tiểu cầu được dùng nhằm phòng ngừa dài hạn các biến cố do huyết khối động mạch ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, đau thắt ngực không ổn định. Thuốc cũng được sử dụng với các bệnh nhân bị hội chứng mạch vành cấp.

Việc sử dụng các thuốc chống đông máu trong điều trị cần phải chú ý tới những tác dụng không mong muốn xảy ra với bệnh nhân mà phổ biến nhất là gây ra chảy máu. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc chống đông máu cũng phải đảm bảo việc cân đối giữa hiệu quả chữa trị và khả năng kinh tế của người bệnh.

Lưu ý khi sử dụng thuốc chống đông máu

Không tự động uống thuốc chống đông máu

Nhiều loại thuốc có thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc chống đông. Không tự động uống hoặc ngừng bất cứ loại thuốc nào khi chưa có ý kiến của bác sỹ.

Tránh các hoạt động có nguy cơ chảy máu

Tránh gây chấn thương, ngã, tai nạn, đặc biệt là tai nạn ở đầu. Lập tức đi khám ngay khi bị chấn thương và thông báo ngay với nhân viên y tế là bạn có dùng thuốc chống đông.

  • Tránh sử dụng các nhóm thuốc chống đông máu cho phụ nữ có thai hoặc là đang cho con bú, người có cơ địa dễ bị xuất huyết (người có tiền sử xuất huyết đường tiêu hóa hoặc viêm loét dạ dày - tá tràng...) và nguy cơ xuất huyết kéo dài ở người có bệnh lý về máu
  • Các tác dụng phụ thường gặp của thuốc chống đông máu: Chán ăn, đầy bụng, tiêu chảy, đau bụng và gia tăng nguy cơ xuất huyết (xuất huyết đường tiểu, đường tiêu hóa...) là các tác dụng phụ hay gặp của thuốc chống đông
  • Cần thận trọng với tương tác thuốc khi phối hợp uống cùng thuốc chống đông máu: Aspirin gây gia tăng nguy cơ xuất huyết cho người đang sử dụng thuốc chống đông heparin. Vitamin E sẽ làm gia tăng nguy cơ gây xuất huyết khi kết hợp với warfarin...
  • Người bệnh khi đi khám bệnh, nhổ răng, mua thuốc thì cần thông báo rõ cho bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ, loại thuốc chống đông máu đang sử dụng.
  • Các thuốc chống đông máu là những thuốc kê đơn, đặc biệt người bệnh không được tự ý sử dụng mà phải được sự chỉ định và theo dõi chặt chẽ của những thầy thuốc chuyên khoa.

Cần đi khám ngay nếu có những dấu hiệu sau:

  • Chảy máu kéo dài từ hơn 10 phút mới cầm;
  • Bầm tím dưới da thường xuyên;
  • Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài và nhiều hơn bình thường;
  • Chảy máu chân răng; chảy máu mũi;
  • Đi đại tiện phân đen sệt hoặc lẫn máu;
  • Nước tiểu có máu, màu đỏ, nâu hoặc hồng;
  • Nôn ra máu;
  • Chóng mặt; rất mệt mỏi; yếu người;
  • Hay đau đầu nghiêm trọng.

Xem thêm:

  • Các bài thuốc bổ máu đông y được nhiều người sử dụng
  • Các bài thuốc cổ truyền chữa chảy máu cam nhanh gọn