Những điều cần biết về xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Không ít phụ nữ mang thai thắc mắc là: “Tại sao cần thực hiện tiểu đường thai kỳ” vì trước đó lượng đường trong cơ thể họ luôn ở mức ổn định và không hề có một nguy cơ dẫn tới bệnh lý này.

Những điều cần biết về xét nghiệm tiểu đường thai kỳ Những điều cần biết về xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Trong thời kì mang thai thì việc kiểm tra định kì và thực hiện các loại xét nghiệm sàng lọc trước sinh là điều cần thiết với các thai phụ. Trong những xét nghiệm cần thiết như: xét nghiệm máu, siêu âm... thì xét nghiệm tiểu đường thai kỳ cũng là một xét nghiệm quan trọng. Nhưng không ít phụ nữ mang thai thắc mắc là: “Tại sao cần thực hiện tiểu đường thai kỳ” vì trước đó lượng đường trong cơ thể họ luôn ở mức ổn định và không hề có một nguy cơ dẫn tới bệnh lý này. HoiBenh xin được giúp bạn giải đáp những vấn đề liên quan tới xét nghiệm tiểu đường của phụ nữ mang thai.

Tại sao cần xét nghiệm tiểu đường khi mang thai

Tiểu đường thai kì là tình trạng lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường. Tình trạng này thường xảy ra ở khoảng 2 – 5% phụ nữ mang thai. Nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường thai kỳ là do sự thay đổi hormone trong cơ thể dẫn tới hoạt động tiết insulin của tuyến tụy.

Khi lượng insulin sinh ra không đủ để đáp ứng chuyển hóa đường gây nên lượng đường trong máu tăng cao. Tiểu đường trong thai kỳ có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của người mẹ và thai nhi. Đối với người mẹ có thể dẫn tới những biến chứng như: tăng huyết áp, tiền sản, sản giật, đái tháo đường type 2 sau sinh, đối với trẻ sơ sinh: suy hô hấp, hạ lượng đường máu, vàng da, tăng nguy cơ béo phì và đái tháo đường khi lớn. Do đó, xét nghiệm tiểu đường khi mang thai giúp sàng lọc trước nguy cơ, phương hướng điều trị của bác sĩ.

>>> Xem thêm: Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Thời gian thực hiện xét nghiệm tiểu đường của thai phụ

HoiBenh.vn_nhung-dieu-can-biet-ve-xet-nghiem-tieu-duong-thai-ki-body-1

Xét nghiệm tiểu đường thực hiện ở tuần 24 đến tuần 28 của thai kì.

Bác sĩ chuyên khoa thường chỉ định cho các bà mẹ mang thai thực hiện xét nghiệm tiểu đường ở tuần 24 đến tuần 28 của thai kì. Nhưng nếu trong quá trình khám thai định kì mà bác sĩ thấy lượng đường trong nước tiểu cao vượt mức cho phép cũng có thể yêu cầu thực hiện xét nghiệm này trước tuần 24 của thai kỳ.

Xét nghiệm tiểu đường ở phụ nữ mang thai

Xét nghiệm tiểu đường thai kì thường gồm hai xét nghiệm cơ bản là xét nghiệm thử glucose và xét nghiệm dung nạp glucose.

Xét nghiệm thử glucose là xét nghiệm sàng lọc nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Việc lấy mẫu máu xét nghiệm này thường được thực hiện vào buổi sáng trước khi ăn. Nếu chỉ số đường ở thời điểm này cao hơn mức độ cho phép là 4.0 – 6.0 mmol/L thì sẽ cần thực hiện tiếp xét nghiệm dung nạp glucose.

HoiBenh.vn_nhung-dieu-can-biet-ve-xet-nghiem-tieu-duong-thai-ki-body-2

Xét nghiệm tiểu đường thai kì thường gồm hai xét nghiệm cơ bản là xét nghiệm thử glucose và xét nghiệm dung nạp glucose.

Xét nghiệm dung nạp glucose sẽ giúp bác sĩ đưa ra kết luận xem có mắc chứng tiểu đường thai kì không. Xét nghiệm này sẽ được thực hiện làm 3 lần như sau:

  • Lần 1: lấy máu xét nghiệm khi đói. Nên các bà mẹ chú ý trước khi thực hiện xét nghiệm nên nhịn ăn. Chỉ số bình thường trong máu của phụ nữ mang thai 4.0 – 6.0 mmol/L ở giai đoạn này.
  • Lần 2: sau khi lấy máu xét nghiệm lần 1, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu dung nạp khoảng 5g glucose vào cơ thể. Sau đó 60 phút sẽ tiến hành lấy máu để xét nghiệm. Chỉ số lượng đường trong máu ở lần thứ 2 này sẽ là dưới 9.7 mmol/L.
  • Lần thứ 3: thực hiện lấy mẫu xét nghiệm sau 120 phút. Sau khoảng 2 tiếng lượng đường phải trở về gần mức độ bình thường là dưới 6.7 mmol/L.

Nếu như chỉ số cả ba lần đều vượt ngưỡng cho phép thì có thể kết luận sơ bộ về tình trạng bệnh tiểu đường thai kỳ. Ngoài việc điều trị bằng thuốc theo đơn của bác sĩ, các bà bầu bị tiểu đường nên cân bằng một chế độ ăn uống khoa học hợp lý hơn và tập thể dục để tiêu hoa bớt lượng đường trong máu.

>>> Xem thêm: Các xét nghiệm khi mang thai mẹ bầu cần nắm rõ