Những điều cần biết về xét nghiệm sùi mào gà

Sùi mào gà hay nhiễm virus HPV là bệnh lây qua đường tình dục (STD) phổ biến nhất. Virus HPV được chẩn đoán bởi sự xuất hiện của mụn cóc sinh dục hoặc thông qua xét nghiệm phết mỏng cổ tử cung Pap smear với phụ nữ.

Những điều cần biết về xét nghiệm sùi mào gà Những điều cần biết về xét nghiệm sùi mào gà

Vậy bạn đã biết những gì về xét nghiệm sùi mào gà?

Sùi mào gà là gì?

Sùi mào gà hay nhiễm virus HPV là bệnh lây qua đường tình dục (STD) phổ biến nhất. Có nhiều loại HPV có thể lây nhiễm tại các khu vực bộ phận sinh dục của nam và nữ hay trong miệng và cổ họng.

HPV lây nhiễm chủ yếu lây qua quan hệ tình dục hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh bị sùi mào gà. Nếu vùng niêm mạc hoặc vùng da bị trầy xước thì nguy cơ bị lây nhiễm virus HPV rất cao.

Các triệu chứng ban đầu có thể là rất nhỏ và khó nhận biết. Có tới 90% trường hợp nhiễm virus HPV không cần điều trị. Một số loại HPV có thể gây ra mụn cóc sinh dục và hiếm khi gây mụn cóc ở cổ họng. Loại HPV khác có thể gây ra ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn và ung thư cổ họng.

>>> Xem thêm: Sùi mào gà có lây qua đường ăn uống không?
vicare.vn-benh-sui-mao-ga-1

Các giai đoạn phát triển của bệnh sùi mào gà.

Xét nghiệm sùi mào gà

Phương pháp xét nghiệm để chuẩn đoán bệnh sùi mào gà đã có từ rất lâu. George Papanicolaou đã đưa ra phương pháp PAP’s smear đó là phương pháp tế bào học nhằm phát hiện những bất thường của tế bào biểu mô cổ tử cung để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung.

Sau đó dựa vào kết quả phân tích hình thái học chi tiết, người ta cho rằng: Dấu hiệu của tế bào bị nhiễm virus HPV là nó sẽ bị biến đổi thành các dạng tế bào đa nhân, tế bào đa nhân khổng lồ, hoặc nhân teo lại, hay có thể tìm thấy tế bào bóng, tế bào có vòng sáng quanh nhân....

2 xét nghiệm để chuẩn đoán bệnh sùi mào gà:

Xét nghiệm dịch: Để xét nghiệm virus HPV, người ta thường xét nghiệm virus trong dịch của người nghi nhiễm bệnh, dịch âm đạo đối với nữ giới và dịch niệu đạo ở nam giới.

Xét nghiệm mô bệnh phẩm được lấy từ các nốt sùi mào gà:

Đối với các trường hợp bệnh đã xuất hiện nốt sùi thì đây là phương pháp thường được áp dụng. Bác sĩ hoặc người bệnh có thể tự lấy mô bệnh phẩm. Sau đó, người ta sẽ làm xét nghiệm thử phản ứng PCA để xác định là bị nhiễm HPV loại nào.

Với các mẫu bệnh phẩm được lấy từ âm đạo, cổ tử cung hoặc mảnh sinh thiết cổ tử cung, người ta thường dùng kỹ thuật PCR để biết người bệnh có nhiễm HPV hay không, nếu có thì là nhóm nào, nguy cơ thấp hay cao để kịp thời điều trị.

Xét nghiệm này được khuyến cáo sử dụng kết hợp với xét nghiệm PAP’s smear nhằm nâng cao khả năng sàng lọc các trường hợp nghi ngờ, giúp theo dõi bệnh chặt chẽ hơn và có hiệu quả thật sự trong tầm soát ung thư cổ tử cung ở phụ nữ

Theo các chuyên gia, việc chẩn đoán HPV còn đòi hỏi phải phát hiện bộ gen của nó trong mẫu bệnh phẩm tế bào từ cổ tử cung. Vì vậy, cần sử dụng cả các kỹ thuật phân tử phát hiện HPV- DNA.

Tại một số cơ sở y tế có thể yêu cầu người bệnh làm xét nghiệm huyết thanh để tìm ra những tìm ra những kháng thể và virus sùi mào gà. Kết quả này sẽ kết hợp với việc khám lâm sàng và xem trước đó người bệnh có quan hệ tình dục thiếu an toàn hay không để chẩn đoán bệnh sùi mào gà.

Khi phát hiện có những dấu hiệu nghi nhiễm mào gà, để tránh những hậu quả không đáng có, người nghi bị bệnh nên được thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa.

vicare.vn-sui-mao-ga-2

Sùi mào gà ở nữ giới cần chú ý gì?

Giải đáp thắc mắc về sùi mào gà ở nữ giới

Bạn nữ giấu tên có gửi tới bác sĩ HoiBenh thắc mắc như sau: "Thưa bác sĩ năm nay tôi 26 tuổi. Hiện đang sống và lam việc tại hà nội. Thấy vùng kín xuất hiện những nốt nhỏ màu đỏ hơi pha nâu, không ngứa không đau rát. Như vậy em có thể đang bị bênh gì và cách điều trị như thế nào."

Bác sĩ Hà Văn Chấn đã giải đáp rất cụ thể qua thông tin dưới đây: "Dựa vào các triệu chứng như trên thì rất có thể em đã mắc phải Bệnh sùi mào gà,

Sùi mào gà ở nữ thường xuất hiện ở vùng âm vật, âm hộ, môi lớn, môi bé và còn có thể gặp cả ở cổ tử cung. Bệnh có thể biểu hiện cả ở vùng hậu môn (cả trong và ngoài). Trong những điều kiện thuận lợi như ẩm ướt hoặc đang trong thời kỳ mang thai, bệnh sùi mào gà có thể phát triển nhanh hơn, to hơn, có khi to bằng nắm tay, màu đỏ và tiết dịch có mùi hôi.

Thương tổn chủ yếu là những sùi nhỏ, tròn như những đĩa bẹt, bề mặt xù xì hoặc liên kết với nhau thành một đám nhỏ, mềm. Sùi mào gà có thể lan rộng ra xung quanh trông giống như hoa súp lơ (ở vùng âm đạo của phụ nữ sùi mào gà có màu hơi trắng). Bề mặt của sùi mào gà có thể mềm, mủn ra, ẩm ướt. Sùi mào gà có thể gặp bất kỳ chỗ nào của bộ phận sinh dục nữ.

Đặc điểm của bệnh là có cảm giác khó chịu khi đi lại nhất là các trường hợp sùi mào gà phát triển to quá. Khi bị sang chấn hoặc xây xát có thể làm cho sùi mào gà chảy máu. Sùi mào gà cũng có thể bị bội nhiễm các loại vi khuẩn gây bệnh hoặc vi khuẩn gram âm hoặc vi khuẩn gram dương hoặc bị cả hai loại gây sốt, hạch bẹn sưng to, nốt sùi có thể có mủ, nếu lấy mủ xét nghiệm sẽ phát hiện ra loại vi khuẩn nhưng đây là loại vi khuẩn gây bội nhiễm chứ không phải là căn nguyên gây ra bệnh sùi mào gà.

Nữ giới nếu bị mắc Bệnh sùi mào gà thì thì khả năng bị viêm nhiễm cổ tử cung là rất cao, nhiều khi nột sùi có thể bit lỗ tử cung, nó cũng chính là một cản trở việc di chuyển tinh trùng vào trong tử cung, gây cản trở việc thụ thai. Phụ nữ trong thời kỳ mang thai bị mắc bệnh sùi mào gà, virus sẽ qua đường máu và nhau thai lây truyền cho thai thi gây u nhú thanh quản ở trẻ sơ sinh, có nguy cơ xảy thai và đẻ non.

Điều trị

Hiện nay vẫn chưa có thuốc diệt virus sùi mào gà, do vậy người bệnh có thể mang bệnh suốt đời ở tình trạng có biểu hiện triệu chứng hoặc không có triệu chứng và vẫn có nguy cơ lây nhiễm cho các bạn tình. Các phương thức điều trị sau đây chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng hoặc loại trừ thương tổn mà không khỏi bệnh hoàn toàn. Bệnh rất dễ tái phát do vệ sinh kém, yếu tố tự lây nhiễm vì HPV vẫn còn trong cơ thể.

Sùi mào gà tiến triển mạn tính, nhiều tháng đến nhiều năm, các triệu chứng không hề giảm đi mà trái lại ngày càng tăng nếu không được điều trị. Thỉnh thoảng có những đợt bội nhiễm gây loét, chảy máu.

Sùi mào gà ở vùng sinh dục ngoài và hậu môn

Axit Trichloacetic 30% bôi ngày 1 lần,

Podophyllin 10% - 25% bôi mỗi ngày 1 lần hoặc 2 - 3 lần 1 tuần; 5FU (5-fluorouacil) 5%, Chích Interferon-alpha vào sang thương, bôi Interferon gel...

Ðốt lạnh bằng Nitơ lỏng

Đốt điện bằng sóng điện cao tần hay tia laser CO2;

Phẫu thuật cắt bỏ hoặc nạo.

Kết hợp thông tin trên em nên đến viện da liễu trung ương khám và điều trị"

>>> Xem thêm: Sùi mào gà điều trị trong bao lâu?