Những điều cần biết về viêm ruột thừa sau manh tràng

Nhiều người hẳn đã được nghe nhiều về viêm ruột thừa nhưng chưa chắc đã biết đến viêm ruột thừa sau mạnh tràng. Bệnh này có nguy hiểm không? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ.

Những điều cần biết về viêm ruột thừa sau manh tràng Những điều cần biết về viêm ruột thừa sau manh tràng

Viêm ruột thừa là tình trạng viêm nhiễm cấp tại ruột thừa. Viêm ruột thừa sau manh tràng là một thể lâm sàn không điển hình của viêm ruột thừa cấp.

Viêm ruột thừa thể không điển hình khó chuẩn đoán do biểu hiện đa dạng tùy bệnh nhân dẫn đến chuẩn đoán sai hoặc bỏ sót.

Viêm ruột thừa sau manh tràng chiếm 20-25% các trường hợp bênh nhân viêm ruột thừa. Tuy bệnh có thể bắt gặp ở tất cả các độ tuổi nhưng độ tuổi trung bình thường gặp là từ 19 đến 38 tuổi.

Biểu hiện của bệnh:

-Đau lệch ra sau, trên mào chậu phải, có khi đau ở hố thắt lưng phải .

-Bệnh nhân nằm nghiêng trái, sờ đau.

-Có thể có phản ứng viêm cơ đáy chậu: đau khi gấp đùi vào bụng, siêu âm có ổ mủ.

-Cơn đau quặn thận phải: dựa vào hồng cầu trong nước tiểu, siêu âm hệ tiết niệu thấy sỏi

-Sốt và rồi loạn tiêu hóa.

>>> Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết của bệnh viêm ruột thừa?
vicare.vn-viem-ruot-thua-sau-manh-trang-nhung-dieu-can-biet-1

Hình ảnh ruột thừa trong cơ thể

Chuẩn đoán bệnh viêm ruột thừa sau manh tràng:

-Xét nghiệm bạch cầu: Số lượng bạch cầu tương tự như viêm ruột thừa cấp trong khoảng 14.42 ± 4.35 G/l

-CT scanner: Tỷ lệ phát hiện vị trí sau manh tràng của phương pháp này đạt 60.9%. Bởi do hình ảnh trên CT-scanner là hình ảnh cắt ngang qua các lớp nên dễ phân định, xác định vị trí của ruột thừa trong ổ bụng và các tổn thương của các tổ chức xung quanh.

Điều trị:

Bệnh nhân bị viêm ruột thừa sau manh tràng thường có biểu hiện đau bụng nhẹ. Tuy nhiên nếu xuất hiện thêm sốt và rối loạn tiêu hóa thì cần đưa người bệnh bến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.

Khi bệnh nhân đã được chuẩn đoán là viêm ruột thừa thì cần được chỉ định mổ càng sớm càng tốt. Một khi đã có quyết định phẫu thuật vì viêm ruột thừa cấp thì nên chuẩn bị bệnh nhân tốt, đảm bảo bồi phụ nước-điện giải đầy đủ, và bệnh lý tim phổi-thận.

Hiện tại có hai phương pháp mổ ruột thừa thường gặp là:

-Mổ ruột thừa hở: phương pháp điều trị truyền thống của căn bệnh này. Trong phương pháp này, bác sĩ sẽ loại bỏ ruột thừa bị viêm thông qua một vết rạch lớn duy nhất ở vùng bụng dưới bên phải. Đây cũng là loại phẫu thuật được sử dụng để hiển thị và kiểm tra cấu trúc bên trong khoang bụng hay còn gọi là mở bụng thăm dò.

-Mổ ruột thừa qua nội soi ổ bụng: Soi ổ bụng là một kỹ thuật mới cả về chuẩn đoán và điều trị viêm ruột thừa. Đây là một phương pháp có nhiều ưu điểm hơn phương pháp mổ truyền thống:

Giúp chẩn đoán chính xác trong những trường hợp khó, đặc biệt là ở trẻ em và phụ nữ, giảm tỷ lệ nhiễm trùng vết thương.

Bệnh nhân ít đau.

Rút ngắn thời gian nằm viện và trở lại làm việc nhanh.

Chăm sóc sau mổ:

Người mổ ruột thừa nên kiêng ăn thức ăn nhanh, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ để hạn chế độc tố, lượng chất béo không tốt cho sức khỏe.

vicare.vn-viem-ruot-thua-sau-manh-trang-nhung-dieu-can-biet-2

Nên kiêng ăn đồ cay, nhiều dầu mỡ

Người bệnh nên ăn những thức ăn dễ tiêu hóa trước, sau đó cần ăn đa dạng hóa thực phẩm để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Ngoài ra nên ưu tiên những thực phẩm hỗ trợ hồi phục sau phẫu thuật như: đậu, bánh mì, gạo nâu và các loại trái cây hoặc rau, các loại thực phẩm giàu chất béo tốt cho sức khỏe tim mạch, như dầu ô liu, các loại hạt, hạt và quả bơ.

>>> Xem thêm: Bị viêm ruột thừa kiêng ăn gì để nhanh khỏi bệnh hơn?