Những điều cần biết về tiêm phòng vacxin uốn ván

Nhiều người cho rằng vacxin uốn ván chỉ cần tiêm một liều duy nhất là có khả năng bảo vệ suốt đời và chỉ cần thiết tiêm phòng cho mẹ bầu mà không biết rằng vacxin uốn ván để có hiệu lực suốt đời cần được tiêm nhắc lại do cơ thể con người không có khả năng tự sản sinh ra kháng thể chống lại trực khuẩn uốn ván và đây là loại vacxin cần thiết cho tất cả mọi người.

Những điều cần biết về tiêm phòng vacxin uốn ván Những điều cần biết về tiêm phòng vacxin uốn ván

Nhiều người cho rằng vacxin uốn ván chỉ cần tiêm một liều duy nhất là có khả năng bảo vệ suốt đời và chỉ cần thiết tiêm phòng cho mẹ bầu mà không biết rằng vacxin uốn ván để có hiệu lực suốt đời cần được tiêm nhắc lại do cơ thể con người không có khả năng tự sản sinh ra kháng thể chống lại trực khuẩn uốn ván và đây là loại vacxin cần thiết cho tất cả mọi người.

Bệnh uốn ván là gì?

Bệnh uốn ván là một trong những bệnh nhiễm trùng phổ biến và nguy hiểm, nằm trong nhóm nguyên nhân gây tử vong cao ở trẻ nhỏ. Gây lên bởi trực khuẩn Clostridium tetani và ngoại độc tố hướng thần kinh của nó.

Nguồn lây truyền chủ yếu là đất, phân người và súc vật có chứa nha bào uốn ván.

Đường lây truyền của bệnh uốn ván là da và những tổn thương từ kích cỡ nhỏ và kín đáo ở niêm mạc như vết gai đâm, kim tiêm đâm,... đến những vết thương to và rộng , nhiều ngóc ngách.

vicare.vn-nhung-dieu-can-biet-ve-tiem-phong-vacxin-uon-van-body-1

Bệnh uốn ván nguy hiểm như thế nào?

Uốn ván là một bệnh nặng, tỷ lệ tử vong còn cao, đặc biệt trong uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh (tỷ lệ tử vong lên đến 95%) , uốn ván ở người già, uốn ván sản khoa, uốn ván có thời gian ủ bệnh và khởi phát ngắn, tỷ lệ tử vong phụ thuộc từng nước. ở các nước tiên tiến, tỷ lệ này < 10%, ở các nước nghèo thì tỷ lệ tử vong khoảng 30% - 40% tuỳ theo tác giả. ở nước ta tỷ lệ tử vong đã giảm đáng kể.

Triệu chứng bệnh uốn ván là gì?

Triệu chứng chính và khởi đầu là cứng hàm (triệu chứng đầu tiên và bao giờ cũng có) gây khó nói, khó nuốt khi ăn uống, khít hàm rõ rệt.

Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các cơn co cứng cơ ở mặt, ở cổ và sau đó là cơ toàn thân kèm theo các cơn co giật kịch phát, thường xuất hiện khi có các yếu tố kích thích như ánh sáng, tiếng động, khám xét.. hoặc có thể tự phát.

Ngoài các triệu chứng trên còn có thể kèm theo các triệu chứng như :

  • Sốt tăng dần lên 39-40 độ C hoặc cao hơn
  • Mạch căng và nhanh, đôi khi loạn nhịp
  • Tăng tiết đờm dãi và mồ hôi
  • Có tình trạng mất nước , mất điện giải do sốt cao, vã mồ hôi, tăng tiết đờm dãi

Những người có nguy cơ mắc cao

  • Người làm vườn
  • Người làm việc ở các trang trại, các nông trường chăn nuôi gia súc và gia cầm
  • Người dọn vệ sinh cống rãnh, chuồng trại.
  • Công nhân xây dựng các công trình.
vicare.vn-nhung-dieu-can-biet-ve-tiem-phong-vacxin-uon-van-body-2

Để nhằm hạn chế tới mức tối đa tỷ lệ tử vong do bệnh uốn ván, vacxin uốn ván đã được phát triển vào năm 1924 và đã có mặt tại Hoa kỳ vào những năm 1940. Hiện nay ở nước ta, vacxin uốn ván đã được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng.

Đối tượng nào được sử dụng vacxin uốn ván

Vacxin uốn ván được tiêm dự phòng cho các đối tượng sau :

Phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ ( 15 – 44 tuổi )

  • Sau 5 liều tiêm sẽ có kháng thể phòng bệnh uốn ván suốt thời kỳ sinh đẻ.
  • Hiệu lực bảo vệ đạt 98 – 100%.
vicare.vn-nhung-dieu-can-biet-ve-tiem-phong-vacxin-uon-van-body-3

Phụ nữ mang thai

  • Để truyền kháng thể uốn ván cho thai nhi, các bà mẹ được khuyến cáo nên tiêm vắc-xin khi mang thai từ 27-36 tuần.
  • Nếu chưa tiêm vắc-xin Tdap từ trước và không tiêm trong thời kỳ mang thai, bạn nên tiến hành ngay khi sinh xong.
  • Nếu trường hợp bị thương hay có vết thương hở trong thời kì mang thai nên đến gặp bác sĩ ngay để được tư vấn và tiêm mũi vacxin uốn ván tăng cường.

Trẻ nhỏ

Hiện tại ở nước ta, chương trình tiêm chủng mở rộng đã có vắc xin “5 trong 1” (phòng bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B và viêm phổi, viêm não do vi khuẩn Hib) cho trẻ từ 2 - 4 tháng tuổi, trẻ cần được tiêm 3 mũi, trong đó: mũi đầu tiên tiêm lúc trẻ được 2 tháng tuổi, mỗi mũi cách nhau một tháng. Lúc 18 tháng tuổi trẻ sẽ được tiêm nhắc lại bằng vắc xin bạch hầu – ho gà – uốn ván (DPT). Sau đó, từ 5 - 10 năm tiêm nhắc lại một liều.

Những người có nguy cơ cao

  • Những người này được tiêm 03 liều trong vòng 6 tháng, khả năng bảo vệ được 5 năm
  • Tiêm nhắc lại sau 5-10 năm, sau đó sẽ có miễn dịch suốt đời.

Tiêm vacxin uốn ván có gây tác dụng phụ gì không?

  • Các phản ứng phụ thường nhẹ và khu trú tại nơi tiêm .
  • Có thể xuất hiện quầng đỏ, sưng đau tại chỗ tiêm, sốt 38 – 39oC. Các triệu chứng thường nhẹ và có thể tự biến mất.
  • Đôi khi thấy nổi hạch ở nơi tiêm, nhưng rất hiếm gặp. Hiện tượng thâm nhiễm có thể giảm khi dùng băng ép lạnh.

7. Các loại vacxin uốn ván hiện có

  • DTaP. Vắc-xin phòng bạch hầu, uốn ván và ho gà dùng cho trẻ từ 2,4,6 tháng tuổi và được nhắc lại vào tháng 18, sau đó được dùng liều tăng cường ở từ 4 đến 6 tuổi.
  • Tdap. Sau một thời gian khả năng phòng bệnh của vacxin sẽ bị suy giảm nên cần được tiêm liều tăng cường.Bất kỳ ai từ 11 đến 18 tuổi đều được khuyên tiêm mũi tăng cường, trong đó, độ tuổi tốt nhất là 11 hoặc 12 tuổi.
  • Td. Nếu đã trưởng thành, hãy tiêm mũi tăng cường Td (uốn ván và bạch hầu) mỗi mười năm để duy trì miễn dịch. Bởi mức kháng thể suy giảm sau 5 năm, mũi tăng cường được khuyên dùng nếu bạn có vết thương sâu, nhiễm trùng và không tiêm phòng trong thời gian nhiều hơn 5 năm.

Để dự phòng uốn ván cho trẻ nhỏ và bà mẹ mang thai nên cần tiêm chủng đầy đủ mũi vacxin theo đúng lịch tiêm chủng do Bộ y tế đưa ra trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Miễn dịch của người mẹ truyền cho con giúp cho trẻ sơ sinh có khả năng miễn dịch với bệnh uốn ván. Nếu còn bất cứ câu hỏi gì về vấn đề này, hãy liên lạc với bệnh viện Vinmec để được tư vấn cụ thể nhất.

Xem thêm:

  • Tìm hiểu giá tiêm vacxin uốn ván cho phụ nữ mang thai tại TP Hồ CHí Minh
  • Mẹ bầu tiêm phòng uốn ván bị sốt: Chồng phải xử lý sao?
  • Tiêm chích ngừa uốn ván rồi có phải tiêm lại không?