Những điều cần biết về sốc phản vệ
Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng của cơ thể cần được cấp cứu khẩn cấp. Phản ứng phản vệ có thể đe dọa đến tính mạng sau thời gian rất ngắn, thậm chí là vài giây tiếp xúc với yếu tố gây dị ứng. Sốc phản vệ có thể xảy ra với bất kỳ ai, do đó việc tìm hiểu các dấu hiệu và cách xử lí sốc phản vệ là việc làm cần thiết với tất cả mọi người.
Những điều cần biết về sốc phản vệ
Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng của cơ thể cần được cấp cứu khẩn cấp. Phản ứng phản vệ có thể đe dọa đến tính mạng sau thời gian rất ngắn, thậm chí là vài giây tiếp xúc với yếu tố gây dị ứng. Sốc phản vệ có thể xảy ra với bất kỳ ai, do đó việc tìm hiểu các dấu hiệu và cách xử lí là việc làm cần thiết với tất cả mọi người.
Sốc phản vệ là gì?
Sốc phản vệ hay còn gọi là tình trạng quá mẫn toàn thân, có thể nhanh chóng dẫn đến tử vong khi cơ thể tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng. Sốc phản vệ là một cấp cứu thường gặp, có thể xảy ra tại bất cứ nơi nào. Trong các cơ sở y tế, sốc phản vệ thường liên quan đến các loại thuốc, hóa chất, vaccin, truyền máu hoặc các chế phẩm từ máu. Tại cộng đồng, hiện tượng này có thể do thức ăn, hóa mỹ phẩm, phấn hoa, côn trùng đốt...
Triệu chứng sốc phản vệ
Biểu hiện của sốc phản vệ thường chỉ xảy ra trong vài giây hoặc vài phút sau khi tiếp xúc với tác nhân dị ứng. Triệu chứng chính gồm nổi mề đay, co thắt đường hô hấp và trụy mạch. Các triệu chứng cụ thể hơn:
Da
- Ngứa, nổi mề đay.
- Phù mạch máu gây ra sưng phù mặt, phù tay chân.
Mắt
- Gây viêm kết mạc: biểu hiện ngứa mắt, chảy nước mắt, kết mạc bị sung huyết.
Triệu chứng trên hệ hô hấp
- Nghẹt mũi, ngứa, niêm mạc mũi bị đỏ.
- Khó thở do phù nề thanh quản.
- Ho, khò khè, thở rít, khản giọng, cảm giác thắt ngực do co thắt phế quản.
Hệ thần kinh
- Đau đầu, chóng mặt.
- Chân tay run, co giật, ngất xỉu hoặc hôn mê.
- Nhận thức lơ mơ.
Triệu chứng trên hệ tiêu hóa
- Buồn nôn, ói mửa, đau bụng, tiêu chảy do co thắt cơ trơn hệ tiêu hóa.
Triệu chứng hệ tim mạch
- Tụt huyết áp.
- Nhịp tim nhanh, rối loạn nhịp tim.
Phân biệt các diễn biến của sốc phản vệ
Diễn biến nhẹ
Bệnh nhân biểu hiện lo lắng, sợ hãi, đau đầu, chóng mặt, xuất hiện mề đay, mẩn ngứa trên da, phù, buồn nôn hoặc nôn, ho, khó thở, tê ngón tay, đau quặn bụng, người mệt mỏi, thậm chí ỉa đái không tự chủ. Tim nhanh nhưng đập nghe không rõ, huyết áp tụt...
Diễn biến trung bình
Bệnh nhân biểu hiện hoảng hốt, sợ chết, choáng váng, ngứa ran, mày đay khắp người, khó thở, co giật đôi khi hôn mê, chảy máu mũi, chảy máu dạ dày, ruột. da tái nhợt, niêm mạc tím tái, môi thâm và đồng
Các nguyên nhân gây ra sốc phản vệ từ trong mắt dãn, nghe tim đập yếu, nhanh, nhỏ khó xác định, không thể đo được huyết áp.
Diễn biến nặng
Sốc phản vệ xảy ra rất nhanh, bệnh nhân hôn mê, nghẹt thở, da tím tái, co giật, không đo được huyết áp và tử vong sau ít phút nếu không được xử lí y khoa, hiếm khi kéo dài vài được giờ. Sự thiếu oxy máu, giảm thể tích tuần hoàn, giảm co bóp cơ tim là giai đoạn nặng của sốc phản vệ.
Bên cạnh đó cần đặc biệt chú ý các biến chứng muộn (ví dụ như viêm cơ tim dị ứng, viêm cầu thận, viêm thận) diễn ra sau sốc phản vệ có thể dẫn đến tử vong. Trong trường hợp sốc phản vệ đã được điều trị, nhưng đó từ 1-2 tuần lại bắt đầu xuất hiện cơn hen phế quản, mề đay tái phát trên da, phù và đôi khi là những bệnh như Lupus ban đỏ hệ thống, viêm nút quanh động mạch.
Các nguyên nhân gây ra sốc phản vệ
Sốc phản vệ là một dạng của phản ứng dị ứng, phát sinh khi có sự xâm nhập lần thứ hai của tác nhân dị ứng vào cơ thể. Tuy nhiên, trong thực tế có nhiều trường hợp bệnh nhân chỉ mới tiếp xúc với tác nhân nào đó lần đầu, nhưng sốc phản vệ đã xảy ra, điều này được giải thích là do họ đã bị mẫn cảm trước với một loại tác nhân dị ứng nào đó có cấu trúc hóa học tương tự. Các tác nhân dẫn đến tình trạng sốc phản vệ vô cùng đa dạng, mỗi người khác nhau sẽ có những phản ứng khác nhau với các tác nhân này.
- Thực phẩm, gia vị, phẩm màu phụ gia: sữa, trứng, đậu nành, đậu phộng, tôm, cua, cá ngừ, cá thu, monosodium glutamate (bột ngọt), phẩm màu đỏ tartrazine...
- Các loại hormon đưa vào cơ thể: Insulin (điều trị đái tháo đường type 1), progesterone (hormone nữ giới), oxytocin (thúc chuyển dạ), ADH (hormon chống bài xuất nước tiểu), ACTH (dùng để kiểm tra chức năng tuyến yên trong hội chứng Cushing)...
- Các enzym (men) sử dụng đường uống hoặc tiêm: Streptokinase, Chymotrypsin, lysozyme...
- Vitamin: đặc biệt là vitamin C tiêm tĩnh mạch - nguyên nhân gây sốc phản vệ thường gặp ở nước ta, tiếp theo là vitamin B1, vitamin B12 dạng tiêm.
- Dịch truyền: glucose, nutrisol...
- Các loại vắc xin, huyết thanh.
- Chất độc: nọc sâu bọ, kiến lửa, nọc rắn độc, nọc ong...
- Máu và các chế phẩm từ máu dùng để truyền tĩnh mạch.
- Các test da hoặc các chất giảm mẫn cảm sử dụng trong y khoa.
- Thuốc: kháng sinh, aspirin và các NSAIDS (thuốc giảm đau kháng viêm không steroid), thuốc mê đường tĩnh mạch, thuốc tê, thuốc giãn cơ, thuốc cản quang chứa iod... Tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu của sốc phản vệ thường được đề cập đến là kháng sinh và các chất cản quang. Theo thống kê, Penicillin gây ra 100 đến 500 trường hợp tử vong hàng năm tại Mỹ vì sốc phản vệ. Thuốc gây mê dùng trong phẫu thuật cũng là một tác nhân quan trọng gây nên hiện tượng này.
- Đường đưa thuốc vào cơ thể: các đường đưa thuốc vào cơ thể như tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp, tiêm dưới da, tiêm trong da, đường uống, bôi ngoài da, nhỏ mắt, đặt âm đạo... đều có thể dẫn đến sốc phản vệ. Tuy nhiên đường tiêm tĩnh mạch là nguy hiểm nhất và có tỉ lệ gây sốc phản vệ cao.
Điều trị sốc phản vệ
- Cần phát hiện thật sớm và xử trí kịp thời sốc phản vệ vì tử vong có thể xảy ra trong vài phút ngay sau khi có triệu chứng khởi đầu. Nếu bệnh nhân gặp sốc ở nhà, cần phải cố gắng nhanh nhất có thể chuyển đến cơ sở y tế bất kỳ, gần nhất.
- Ngừng ngay việc tiếp xúc với dị nguyên: thuốc, dịch truyền, máu, các chế phẩm máu...
- Bệnh nhân nên đặt ở tư thế nằm ngửa và cho thở oxy (nếu có).
- Tiêm Adrenalin - thuốc cơ bản để chống sốc phản vệ, tiêm theo đúng phác đồ cấp cứu của Bộ y tế.
- Ủ ấm cơ thể, đầu thấp chân cao, đo huyết áp 10 phút/lần (nằm nghiêng nếu có nôn).
- Thiết lập đường truyền tĩnh mạch NaCl 0.9% (1-2 lít) có thể kết hợp với dịch keo.
- Đảm bảo hô hấp (thở oxy, mở khí quản, thở máy...).
- Thuốc kháng histamin H2 (thuốc trị dị ứng) thường không được dùng đơn độc trong sốc phản vệ, đây là thuốc được lựa chọn thứ 2 sau Adrenalin. Rất hiệu quả với bệnh nhân nổi mề đay, phù mạch hoặc ngứa.
- Sử dụng corticosteroid (thuốc kháng viêm) cùng thường được sử dụng để ngăn ngừa sốc phản vệ kéo dài hoặc tái phát, nhưng vẫn chưa đủ bằng chứng chứng minh hiệu quả, thường dùng theo kinh nghiệm.
- Các thuốc kích thích phế quản khi bệnh nhân có khó thở. Tùy mức độ khó thở mà chỉ định đường dùng (thuốc xịt hoặc tiêm).
Cách dự phòng
- Thận trọng với người có yếu tố nguy cơ, người có tiền sử sốc phản vệ trước đây, có cơ địa dị ứng nên cẩn thận với các thuốc và thức ăn lạ. Nên đề cập đến tiền sử của bản thân với bác sĩ khi khám và lấy thuốc bất kỳ bệnh gì.
- Chú ý các thuốc và thức ăn gây dị ứng đã biết.
- Test da trước khi tiêm thuốc kháng sinh hoặc các loại thuốc có tỉ lệ gây sốc phản vệ cao.
- Khi tiêm thuốc nếu cảm nhận sự bất thường (bồn chồn, tê lưỡi...) hãy nói ngay để bác sĩ dừng lại và kịp thời xử lí nếu có sốc phản vệ.
- Sau khi tiêm thuốc nên chờ từ 10-15 phút sau đó để đề phòng hiện tượng sốc xảy ra muộn.
Xem thêm:
- Sốc phản vệ ở trẻ em – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- Thế nào là sốc phản vệ và cách phòng tránh sốc phản vệ cho trẻ