Những điều cần biết về ngôi thai mà mẹ bầu nên tìm hiểu

Khi đi khám định kỳ, bác sĩ sẽ thông báo cho mẹ bầu biết con đang có ngôi thai như thế nào. Ngôi thai được hiểu là phần thai hiển thị ở khung xương chậu của người mẹ, đó là phần sẽ ra khỏi cơ thể mẹ đầu tiên nếu được sinh thường. HoiBenh sẽ giới thiệu tới các chị em những điều cần biết về ngôi thai để chị em tìm hiểu.

Những điều cần biết về ngôi thai mà mẹ bầu nên tìm hiểu Những điều cần biết về ngôi thai mà mẹ bầu nên tìm hiểu

Thường thì ngôi thai sẽ được phân thành 3 dạng chính: Ngôi đầu, ngôi mông và ngôi ngang. Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, em bé sẽ nằm trong bụng mẹ với tư thế đầu hướng lên nhưng từ tuần thứ 35 – 37 thì em bé sẽ quay đầu xuống dưới để sẵn sàng cho việc chào đời. Thế nhưng, cũng có những bé không chịu quay đầu như vậy mà lại có những tư thế khác nhau khiến việc sinh nở của mẹ trở nên khó khăn hơn.

Ngôi thai bình thường: Ngôi đầu

Đây là tư thế thuận lợi nhất để sinh thường. Ngôi đầu sẽ có tư thế đầu quay xuống và được chia thành ngôi mặt, ngôi chỏm, ngôi thóp, ngôi mặt, ngôi trán tùy theo độ ngửa đầu của bé. Tùy thuộc ngôi thường nhưng các kiểu ngôi mặt, ngôi trán vẫn có thể gây khó khăn cho mẹ lúc sinh bởi diện tích tiếp xúc ở phần này lớn, khó lọt qua được cửa mình của mẹ. Thậm chí nếu thai nhi ngôi mặt và cằm quay về phía lưng của mẹ thì bác sĩ sẽ chỉ định mổ.

Ngôi thai bất thường: Ngôi mông

Đây được coi là ngôi ngược, tức đầu của bé hướng lên trên và phần mông hoặc chân lọt vào khung chậu của mẹ. Ngôi mông có hai dạng: Ngôi mông đủ - tức bé có tư thế gần như ngồi xếp bằng trong tử cung, khi khám sẽ thấy cả mông và chân bé; Ngôi mông thiếu – tức bé có tư thế vắt chân lên cao, bác sỹ chỉ sờ được mông, nếu bé thả chân xuống thì chỉ sờ được chân và nếu bé quỳ gối thì chỉ sờ được đầu gối.

Cũng có trường hợp ngôi mông không phải sinh mổ, điều này còn phụ thuộc vào sức khỏe của mẹ và khả năng xoay trở của thai khi sinh mà bác sỹ sẽ tư vấn giải pháp phù hợp. Trong trường hợp ngôi mông kiểu chân, bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ để đảm bảo an toàn.

vicare.vn-nhung-dieu-can-biet-ve-ngoi-thai-ma-me-bau-nen-tim-hieu-body-1

Ngôi thai bất thường.

Ngôi thai ngang

Một trong những điều cần biết về ngôi thai mà mẹ phải hết sức lưu ý đó là ngôi thai ngang. Đây là trường hợp nhau thai nằm sấp hay sinh đôi, thai chỉ xoay được giữa chừng do đó sẽ chui nằm ngang hoặc xiên trong tử cung. Khi đó, bé không thể qua lọt được khung chậu và bác sĩ sẽ áp dụng biện pháp sinh mổ.

Những lưu ý để sinh con thuận lợi hơn

Để có thể sinh con một cách thuận lợi, trong thời gian chuyển dạ, mẹ có thể áp dụng một số kỹ thuật như sau:

- Đứng thẳng càng lâu càng tốt, nghiêng người về phía trước khi có các cơn gò.

- Nhờ người hỗ trợ massage lưng và đung đưa hông khi có cơn gò, sẽ giúp bé đổi hướng nhanh hơn.

- Mẹ bầu không nên nằm ngửa hay ngồi ghế mà nên nằm nghiêng và dạng chân để hông mở rộng hơn, dễ sinh hơn.

- Nếu bé ở ngôi chân hay ngôi ngang thì mẹ nên khám thai đúng lịch và tìm sự tư vấn của bác sỹ. Bởi các bác sĩ sẽ cân nhắc và giúp mẹ thực hiện kỹ thuật xoay ngôi thai.

Với những điều cần biết về ngôi thai kể trên, mẹ bầu đã phần nào định hình được cho mình những cách chuẩn bị khi biết thai đang ở ngôi nào trong tháng cuối của thai kỳ. Lời khuyên dành cho mẹ là nên đi khám thường xuyên để biết xem thai đang trong tình trạng có ngôi như thế nào, sau đó, hãy nhờ tới sự tư vấn của bác sĩ để tìm ra phương pháp sinh thích hợp nhất. Nếu ngôi thai có ngược cũng đừng quá lo lắng, với sự phát triển của khoa học hiện đại thì mẹ sẽ vẫn hạ sinh an toàn nhờ sự hỗ trợ của y tế.