Những điều cần biết về kinh nguyệt đến sớm
Thế nào là kinh nguyệt đến sớm? Kinh nguyệt đến sớm 3 ngày thì như thế nào? Kinh nguyệt đến sớm có ảnh hưởng gì đối với sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản của người phụ nữ nói riêng? Những thông tin được cung cấp dưới đây sẽ giúp giải đáp các thắc mắc này.
Những điều cần biết về kinh nguyệt đến sớm
Thế nào là kinh nguyệt đến sớm? Kinh nguyệt đến sớm 3 ngày thì như thế nào? Kinh nguyệt đến sớm có ảnh hưởng gì đối với sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản của người phụ nữ nói riêng? Những thông tin được cung cấp dưới đây sẽ giúp giải đáp các thắc mắc này.
Thế nào là kinh nguyệt đến sớm?
Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường và ổn định của phụ nữ trưởng thành thường là từ 28-32 ngày. Kinh nguyệt đến sớm hơn chu kỳ kinh bình thường, kinh nguyệt có trước 7 ngày hoặc 8 ngày, nhiều hơn nữa là trong vòng một tháng, người phụ nữ có đến 2 lần hành kinh, được gọi là kinh nguyệt đến sớm.
Những nguyên nhân nào gây ra hiện tượng kinh nguyệt đến sớm?
- Do bệnh lý: lạc nội mạc tử cung, có khối u, bị viêm nhiễm phụ khoa, viêm nhiễm phần phụ, các bệnh nội khoa khác hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục ... Khi mắc bệnh, bên cạnh biểu hiện kinh nguyệt đến sớm, còn có các triệu chứng khác đi kèm như lượng máu kinh nhiều hoặc ít hơn bình thường, màu sắc máu kinh (đen, sẫm hơn hoặc nhạt hơn), đau vùng bụng dưới, hệ tiêu hóa bị rối loạn.
- Do tâm lý: căng thẳng vì áp lực từ cuộc sống (công việc, gia đình, con cái, các mối quan hệ xã hội...).
- Do dùng thuốc: tránh thai (đặc biệt là loại khẩn cấp) hoặc thuốc có chứa hormone, kích thích làm chín và rụng trứng sớm, dẫn đến hiện tượng kinh nguyệt đến sớm.
- Do rối loạn nội tiết tố.
- Do chế độ ăn uống: ăn uống nhiều đồ nóng và có chứa chất kích thích (bia, rượu, thuốc lá, café, ...).
- Do tuổi tác: các bé gái dậy thì sớm hoặc phụ nữ đến giai đoạn tiền mãn kinh.
- Các lý do khác như: tăng hoặc giảm cân bất thường, lao động hoặc tập luyện quá sức, thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày, hoặc sau khi tháo bỏ vòng tránh thai.
Kinh nguyệt đến sớm có nguy hiểm không?
Nếu kinh nguyệt đến sớm chỉ 1-2 lần, hoặc xảy ra vào thời gian đầu hành kinh hoặc tiền mãn kinh thì thường không có vấn đề liên quan đến bệnh lý đáng lo ngại. Thỉnh thoảng, chị em phụ nữ cũng gặp phải hiện tượng kinh nguyệt đến sớm 3 ngày.
Tuy nhiên, nếu hiện tượng này kéo dài và đi kèm với các triệu chứng khác thì cần thăm khám để xác định rõ nguyên nhân, tránh để lâu gây ra những nguy hiểm như:
- Sức khỏe sinh sản bị ảnh hưởng, nặng có thể dẫn đến vô sinh, hiếm muộn.
- Sức khỏe và cuộc sống hàng ngày của chị em phụ nữ cũng bị ảnh hưởng, điển hình có thể bị đau đầu, mệt mỏi, chán ăn...
- Bị mắc các bệnh viêm nhiễm, các bệnh lý về phụ khoa cũng như phần phụ (u xơ tử cung, đa nang, u nang buồng trứng, ...).
Cách điều trị khi kinh nguyệt đến sớm
Nếu kinh nguyệt đến sớm chỉ 1-5 ngày và xảy ra không thường xuyên, trước tiên, có vài cách chữa kinh nguyệt đến sớm có thể tự thực hiện như:
- Điều chỉnh, thiết lập lại chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi một cách hợp lý. Hạn chế sử dụng các thực phẩm có tính cay, nóng, các thức uống có chứa nhiều chất kích thích.
- Duy trì cân nặng ổn định.
- Giữ tâm lý thoải mái, tránh để áp lực, căng thẳng quá độ.
- Hạn chế sử dụng các thuốc có chứa các chất kích thích hormone.
- Tránh lao động, làm việc hoặc tập luyện, lao lực quá sức.
Nếu kinh nguyệt có trước 7 ngày, chị em phụ nữ cần lưu ý theo dõi các triệu chứng đi kèm khác, đặc biệt tránh việc tự ý dùng thuốc điều kinh.
Khi nhận thấy kinh nguyệt đến sớm, bạn có thể đến các cơ sở của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để khám và xác định rõ nguyên nhân, từ đó tìm ra cách chữa kinh nguyệt đến sớm phù hợp.
Xem thêm:
- Kinh nguyệt có màu nâu thì có sao không?
- Kinh nghiệm dùng cốc nguyệt san mà chị em nào cũng nên biết
- Bác sĩ ơi: Có nên điều hòa kinh nguyệt bằng thuốc tránh thai không?