Những điều cần biết về Glucose mao mạch
Glucose mao mạch là cách gọi khác của đường huyết, để chỉ lượng đường trong máu. Mạch máu con người luôn tồn tại một lượng đường nhất định, nếu lượng đường này vượt hoặc giảm so với mức độ bình thường thì tức là cơ thể đang gặp phải một số vấn đề bất thường.
Những điều cần biết về Glucose mao mạch
Glucose mao mạch là cách gọi khác của đường huyết, để chỉ lượng đường trong máu. Mạch máu con người luôn tồn tại một lượng đường nhất định, nếu lượng đường này vượt hoặc giảm so với mức độ bình thường thì tức là cơ thể đang gặp phải một số vấn đề bất thường.
Tăng Glucose mao mạch
Tăng glucose mao mạch hay đường huyết tăng, tức là trạng thái mà lượng glucose (đường) trong máu tăng cao hơn so với bình thường. Điều này cho thấy cơ thể đang trong tình trạng dư thừa glucose ở các mô. Với người bình thường, nếu chỉ số đường huyết trong lúc đói lớn hơn hoặc bằng 1,26g/l thì được xem là đường huyết tăng, và lớn hơn hoặc bằng 2g/l thì được gọi là tăng đường huyết sau bữa ăn.
Nguyên nhân khiến xảy ra tình trạng tăng glucose mao mạch là do insulin không được bài tiết đầy đủ để giải quyết lượng đường trong máu. Nếu tình trạng này kéo dài, người bị tăng đường huyết dễ bị mắc bệnh tiểu đường.Hạ Glucose mao mạch
Hạ glucose mao mạch hay hạ đường huyết là tình trạng ngược lại với tăng đường huyết, xảy ra khi lượng đường trong máu xuống thấp hơn mức bình thường. Nguyên nhân xảy ra tình trạng này rất đa dạng như insullin tiết nhiều hoặc bổ sung insulin (uống thuốc, tiêm...) không đúng kỹ thuật, người hay bỏ bữa hoặc ăn muộn, người ốm yếu, người uống rựa vào lúc đói...
Biểu hiện thường thấy khi bị hạ glucose mao mạch là người bệnh thấy đói cồn cào, đau bụng, mệt mỏi, xót ruột, tim đập nhanh, run tay, vã mồ hôi...
Mức độ an toàn
Glucose mao mạch quá thấp làm cơ thể mệt lả, thiếu năng lượng, chóng mặt và thậm chí đột quỵ. Còn ngược lại, glucose mao mạch quá cao lại dẫn đến xáo trộn phản ứng sinh học, rối loạn chuyển hóa chất đạm, chất béo gây ra tình trạng xơ vữa động mạch, chai não, thoái hóa võng mạc, viêm thận, hoại tử mô mềm, dị ứng... và bệnh tiểu đường.
Có thể thấy, dù là tăng hay hạ glucose mao mạch đều gây ảnh hưởng nguy hại cho cơ thể. Nếu không được phát hiện kịp thời, tình trạng tăng hoặc giảm glucose mao mạch có thể dẫn đến những nguy cơ đe dọa tính mạng người bệnh. Chính vì vậy mà việc duy trì glucose mao mạch ở mức an toàn là điều cần thiết, để bảo đảm sức khỏe.Muốn biết được lượng glucose mao mạch của mình, bạn cần thực hiện kiểm tra đều đặn. Các chỉ số an toàn được thể hiện như sau:
Trước khi dùng bữa: 90-130mg/dl (5,0 – 7,2 mmol/l)
Sau khi dùng bữa: thấp hơn 180mg/dl (10mmol/l)
Trước lúc đi ngủ: 110-150mg/dl (6,8-8,3mmol/l)
Tuy lượng glucose mao mạch an toàn có thể thay đổi tùy theo lứa tuổi, giai đoạn bệnh, mức độ biến chứng,... nhưng về cơ bản thì sự chênh lệch này không khác nhau quá nhiều.
Hiện nay, cùng với sự phát triển, thay đổi về thói quen làm việc cũng như đời sống được cải thiện thì tỉ lệ người mắc các bệnh liên quan đến thay đổi lượng glucose mao mạch đang ngày càng gia tăng, đặc biệt là bệnh tiểu đường. Do vậy mà để kiểm soát lượng glucose mao mạch thì cách tốt nhất là bạn nên theo dõi các chỉ số đường huyết thường xuyên, đều đặn trước và sau bữa ăn. Từ đó, bạn sẽ có thể tự đánh giá được lượng glucose mao mạch của mình đang ở mức an toàn hay không và đưa ra được những điều chỉnh về chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt cho phù hợp cũng như can thiệp, điều trị kịp thời khi cần thiết để đảm bảo sức khỏe bản thân.