Những điều cần biết về chứng bệnh lupus ban đỏ hệ thống
Thông thường, hệ thống miễn dịch đóng vai trò là hàng rào chắn giúp cơ thể chống lại những tác động có hại như vi khuẩn, virut... Thế nhưng trong một số trường hợp, hệ thống miễn dịch lại tấn công chính các cơ quan và tế bào của cơ thể, các nhà khoa học gọi đó là bệnh tự miễn. Có nhiều loại bệnh tự miễn khác nhau, trong đó bao gồm cả bệnh lupus ban đỏ hệ thống (SLE). Theo T...
Những điều cần biết về chứng bệnh lupus ban đỏ hệ thống
Thông thường, hệ thống miễn dịch đóng vai trò là hàng rào chắn giúp cơ thể chống lại những tác động có hại như vi khuẩn, virut... Thế nhưng trong một số trường hợp, hệ thống miễn dịch lại tấn công chính các cơ quan và tế bào của cơ thể, các nhà khoa học gọi đó là bệnh tự miễn. Có nhiều loại bệnh tự miễn khác nhau, trong đó bao gồm cả bệnh lupus ban đỏ hệ thống (SLE).
Theo Tổ chức nghiên cứu về Lupus tại Mỹ, có ít nhất 1,5 triệu người Mỹ được chẩn đoán là mắc bệnh Lupus ban đỏ hay còn được gọi tắt là lupus (SLE- Systemic Lupus Erythematosus). Đây là một bệnh tự miễn do hệ thống miễn dịch bị rối loạn, quay lại tấn công chính các cơ quan trong cơ thể khiến chúng bị ảnh hưởng tới chức năng và tổn thương. Bệnh thường gây tổn thương cho một số cơ quan như khớp, da, thận, tế bào máu, tim, phổi, thần kinh...
Nguyên nhân gây nên bệnh Lupus ban đỏ hệ thống
SLE là một căn bệnh mãn tính với nhiều triệu chứng khác nhau qua từng giai đoạn. Tuy nhiên, một điều may mắn là hầu hết những người bị bệnh lupus ban đỏ đều không bị ảnh hưởng đến chức năng cuộc sống. Nguyên nhân chính xác của bệnh lupus ban đỏ thì chưa được xác định rõ, nhưng một vài yếu tố có liên quan đến căn bệnh này.
Yếu tố di truyền
Căn bệnh này không liên quan đến một gen nhất định, song ở gia đình những người bị mắc lupus ban đỏ hệ thống thì thế hệ sau, đặc biệt là thế hệ thứ nhất dễ bị mắc bệnh hơn.
Tác động của môi trường
Một số ảnh hưởng từ môi trường như tia cực tím, một số loại thuốc, virus, hay sự căng thẳng về thể chất, tinh thần cũng có thể là nguyên nhân xuất hiện của bệnh lupus.
Giới tính và Hormones
Bệnh lupus ban đỏ thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới. Đặc biệt, phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc giai đoạn mang thai thường dễ biểu hiện những triệu chứng bệnh lý. Từ những nghiên cứu và quan sát, các chuyên gia y tế cho rằng, hormone estrogen ở nữ giới có thể là nguyên nhân trong việc gây ra bệnh lupus ban đỏ.
Các triệu chứng của bệnh Lupus ban đỏ hệ thống
Các triệu chứng của bệnh lupus ban đỏ có thể biến đổi theo thời gian. Một số dấu hiệu thường gặp bao gồm:
-Mệt mỏi nghiêm trọng
-Đau khớp hoặc sưng khớp
-Đau đầu, đau cơ
-Mẩn đỏ trên má và mũi
-Rụng tóc
-Thiếu máu
-Gặp phải các vấn đề đông máu
Hội chứng Raynaud (ngón tay chuyển màu trắng, màu xanh và cước khi lạnh)
Ngoài ra, một số triệu chứng khác có thể phụ thuộc vào các phần của cơ thể mà bệnh đang tấn công, chẳng hạn như đường tiêu hóa, tim, hoặc da.
Điều trị cho bệnh lupus ban đỏ
Để điều trị bệnh lupus ban đỏ cần phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng được và sự ảnh hưởng đến cơ quan trong cơ thể để xây dựng phác đồ hiệu quả. Theo Tổ chức nghiên cứu Lupus tại Mỹ, các phương pháp điều trị có thể bệnh lupus bao gồm:
Thuốc ức chế miễn dịch
Các loại thuốc này có thể được sử dụng để ức chế hệ thống miễn dịch đang hoạt động quá mức. Thuốc ức chế miễn dịch được sử dụng khi các loại thuốc khác đã thất bại trong việc kiểm soát các triệu chứng bệnh lupus. Một số loại thuốc bao gồm:
-Azathioprine (Imuran)
-Methotrexate (Rheumatrex)
-Cyclophosphamide (Cytoxan)
Thuốc chống viêm, giảm đau và sưng khớp
Nhóm thuốc chống viêm, giảm đau khớp và sưng khớp cũng được sử dụng để điều trị một số bệnh tự miễn dịch nhất định. Thuốc này thường được sử dụng kết hợp với các thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Phương pháp điều trị bệnh lupus này sử dụng các loại thuốc bao gồm:
-Hydroxychloroquine (Plaquenil)
-Cyclosporine (Gengraf, Neoral, SANDIMUNE)
-Azathioprine (Azasan, Imuran)
Corticosteroid
Corticosteroid hay còn được gọi là glucocorticoids hoặc steroid, có thể hữu ích trong việc điều trị các triệu chứng của bệnh lupus. Steroid hoạt động giống như cortisol - Hormone chống viêm và điều hòa hệ miễn dịch. Các loại corticosteroid bao gồm:
-Prednisone
-Cortisone
-Hydrocortisone
Thuốc chống sốt rét chloroquin
Thuốc chống sốt rét làm giảm những tác động tiêu cực của bệnh lupus tới các cơ quan trong cơ thể. Thuốc này có thể mất vài tháng mới có hiệu lực. Theo Tổ chức Lupus của Mỹ, hai loại thuốc chống sốt rét được sử dụng phổ biến đối với bệnh lupus là chloroquine (Aralen) và hydroxychloroquine (Plaquenil).
Mỗi loại thuốc được áp dụng cho những triệu chứng và mức độ khác nhau của bệnh lupus. Chính vì vậy, hãy tư vấn trực tiếp với bác sĩ của bạn về thói quen ăn uống và lối sống hàng ngày hỗ trợ điều trị bệnh, đồng thời đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả, an toàn với cơ thể. Bên cạnh đó, mỗi người hãy tự bảo vệ sức khỏe bằng cách thăm khám tổng quát định kỳ nhằm phòng chống và ngăn ngừa các căn bệnh nguy hiểm sớm nhất.