Những điều cần biết về chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh có sức đề kháng yếu nên dễ gặp các vấn đề về sức khỏe trong đó có các bệnh ngoài da. Chàm sữa là một tình trạng phổ biến, gặp phải ở rất nhiều trẻ sơ sinh. Tuy nhiên nhiều bậc phụ huynh lại không biết thông tin gì về tình trạng này. Do đó, bài viết hôm nay sẽ chia sẻ cho các bậc phụ huynh biết tất tật về chàm sữa ở trẻ sơ sinh.

Những điều cần biết về chàm sữa ở trẻ sơ sinh Những điều cần biết về chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Chàm sữa (lác sữa) ở trẻ sơ sinh là gì?

Chàm sữa hay lác sữa là tình trạng viêm ngoài ra ở trẻ sơ sinh, là một dạng chàm thể tạng. Chàm sữa thường chỉ xuất hiện ở cơ thể trẻ từ 2 tháng tuổi đến 2 tuổi, không hề lây từ trẻ này sang trẻ khác. Chàm sữa rất lành tính không hề nguy hiểm hay ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ tuy nhiên lại khó chữa khó chữa và có thể tái phát nhiều lần.

Nguyên nhân gây tình trạng chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân gây chàm sữa ở trẻ sơ sinh hiện vẫn chưa xác định được. Nhưng nhiều chuyên gia cho rằng bệnh có thể do một số nguyên nhân sau:

  • Do yếu tố di truyền: trẻ được sinh ra trong gia đình có bố mẹ hoặc người thân có tiền sử bị chàm sữa, dị ứng, hen suyễn thường có nguy cơ cao bị chàm sữa hơn so với trẻ bình thường khác.

  • Cơ địa dễ dị ứng: trẻ có cơ địa dễ dị ứng cũng có nguy cơ bị chàm sữa, dị ứng da, dị ứng thời tiết, dị ứng thực phẩm... Dị ứng với hoa, lông động vật, nấm mốc...

Dấu hiện nhận biết chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh thường có các dấu hiệu dễ nhận biết sau:

  • a bé sần sùi, thô ráp, bắt đầu có những vảy li ti. Da bé dễ bị khô, nứt da, tróc vẩy.

  • Bé thường quấy khóc, ngủ không ngon giấc, thường xuyên cọ mặt vào gối, lấy tay cào...

  • Ví trí xuất hiện chàm sữa ở trẻ sơ sinh thường là ở mặt nhất là 2 bên má đối xứng nhau, ngoài ra còn có thể lan sang các vùng da khác trên cơ thể trẻ.

vicare.vn-nhung-dieu-can-biet-ve-cham-sua-o-tre-so-sinh-la-gi-body-1

Phải làm gì khi trẻ sơ sinh bị chàm sữa?

Vệ sinh và tắm rửa

  • Mẹ cần cắt móng tay cho trẻ thường xuyên để tránh cho bé cào xước da khi trẻ gãi ngứa.

  • Dùng nước ấm để tắm cho trẻ, không sử dụng sữa tắm, hóa chất tẩy rửa mạnh để tắm cho bé. Dùng khăn bông mền hoặc vải sô để lau người.

  • Sau khi tắm xong lâu khô người, và bôi sản phẩm dưỡng da (có sự cho phép của bác sĩ) để da không bị khô, nứt.

Trong phòng bé

  • Phòng bé cần thoáng mát, sạch sẽ, thường xuyên lau dọn tránh bụi, nấm mốc.

  • Chăm màn giặt ủi thường xuyên để hạn chế vi khuẩn, virut xâm nhập vào cơ thể.

Quần áo

  • Cho trẻ mặc quần áo rộng rái, mát mẻ, có khả năng thấm hút tốt, tốt nhất nên dùng chất liệu cotton 100%. Không cho bé mặc vải thô, cứng cọ xát gây tổn thương da bé.

  • Quần áo thường xuyên giặt ủi, phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.

vicare.vn-nhung-dieu-can-biet-ve-cham-sua-o-tre-so-sinh-la-gi-body-2

Thực phẩm của bé

  • Cho bé bú sữa mẹ càng nhiều càng tốt.

  • Bổ sung đầu đủ dưỡng chất để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể trẻ cũng như để trẻ có thể phát triển toàn diện.

  • Từ 6 tháng trở đi có thể cho trẻ ăn dặm, qua đó đa dạng thực phẩm cho bé.

  • Hạn chế cho trẻ ăn một số thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, một số loại hạt... trường hợp thấy trẻ bị dị ứng với thành phần nào cần loại bỏ ngay.

Khám bệnh

Tuy không ảnh hưởng nhiều nhưng khi thấy chàm sữa ở trẻ sơ sinh mẹ cần đưa bé đi khám, không tự ý cho trẻ tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự chỉ dẫn, cho phép của bác sĩ.