Những điều cần biết về bệnh viêm ruột thừa

Điều đầu tiên chúng ta cần phải hiểu viêm ruột thừa là một cấp cứu ngoại khoa. Khi điều trị thích hợp các biến chứng là rất ít. Các triệu chứng của viêm ruột thừa là gì? Bạn sẽ thấy đau âm ỉ xung quanh rốn và dần sẽ lan sang phía dưới bên phải bụng. Những cơn đau này sẽ có thể kết hợp với hiện tượng nôn mửa và chán ăn. Nếu bỏ qua những triệu chứng ban đầu này thì sau đó bệnh...

Những điều cần biết về bệnh viêm ruột thừa Những điều cần biết về bệnh viêm ruột thừa

Điều đầu tiên chúng ta cần phải hiểu viêm ruột thừa là một cấp cứu ngoại khoa. Khi điều trị thích hợp các biến chứng là rất ít.

Các triệu chứng của viêm ruột thừa là gì?

Bạn sẽ thấy đau âm ỉ xung quanh rốn và dần sẽ lan sang phía dưới bên phải bụng. Những cơn đau này sẽ có thể kết hợp với hiện tượng nôn mửa và chán ăn. Nếu bỏ qua những triệu chứng ban đầu này thì sau đó bệnh nhân có thể sẽ sốt và có biểu hiện nhịp tim tăng nhanh

vicare.vn-nhung-dieu-can-biet-ve-benh-viem-ruot-thua-body-1

Chẩn đoán viêm ruột thừa như thế nào?

Chẩn đoán bệnh này căn cứ vào tiền sử của bệnh nhân và các biện pháp khám lâm sàng. Xét nghiệm máu sẽ thấy có biểu hiện viêm nhiễm như tăng bạch cầu, CRP. Siêu âm bụng có thể giúp thêm cho việc chẩn đoán. Nhất là với phụ nữ để loại trừ khả năng đau do các vấn đề của buồng trứng, ống dẫn trứng và tử cung.

Điều trị viêm ruột thừa?

Giải pháp điều trị cấp cứu của viêm ruột thừa là phẫu thuật ngay lập tức. Nếu để chậm vài ngày, người bệnh sẽ có biến chứng nghiêm trọng.

Ngày nay, phẫu thuật được thực hiện nội soi (lỗ Key) với 3 lỗ cắt nhỏ là khá phổ biến. Hầu hết các bệnh nhân về nhà sau 24 giờ và có thể sinh hoạt bình thường. Bạn không phải kiêng bất cứ loại thực phẩm nào. Chỉ có lưu ý là không được tăng cân trong 1 tháng.

vicare.vn-nhung-dieu-can-biet-ve-benh-viem-ruot-thua-body-2

Viêm ruột thừa có thể được điều trị bằng thuốc không? Nếu có biến chứng là gì?

Có lần khi bệnh nhân muốn dùng kháng sinh và không phẫu thuật. Bằng chứng y tế cho đến nay cho thấy là chỉ có thể điều trị viêm ruột thừa bằng kháng sinh khi chúng ta chụp CT và không thấy xuất hiện của mủ bên trong bụng. Kháng sinh sẽ được tiêm qua tĩnh mạch (IV) cho bệnh nhân trong 48 giờ. Bệnh nhân phải được thường xuyên theo dõi để đảm bảo chắc chắn ổ viêm không lây lan. Nếu nhiễm trùng không giảm xuống hoặc bệnh nhân bị biến chứng sau đó thì việc làm phẫu thuật sẽ khá phức tạp với nhiều rủi ro liên quan.

Dr. Maruthesh Gowda

(Nguồn: www.practo.com)